tailieunhanh - Giáo án Hóa học 12 bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo bộ sưu tập giáo án Hóa học 12 bài Luyện tập tính chất của kim loại để nâng cao kĩ năng và kiến thức trong dạy và học. Qua bài học giáo viên giúp học sinh hệ thống hoá về kiến thức của kim loại qua một số bài tập lí thuyết và tính toán. Đồng thời học sinh có kĩ năng giải được các bài tập liên quan đến tính chất của kim loại. | Bài 22: LUYỆN TẬP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. Mục đích yêu cầu. 1/ Kiến thức. - Củng cố lại phương pháp điều chế kim laoij - củng cố lại sự ăn mòn kim loại - ý nghĩa dãy điện hoá. 2/ Kỹ năng. Nhận biết, tách, giải các bài toán theo phương trình II. Chuẩn bị của thầy và trò. 1/ Chuẩn bị của thầy. a/ Soạn giáo án. b/ Chuẩn bị các tài liệu. 2/ Chuẩn bị của trò: Tài giáo khoa, sách bài tập và một số sách tham khảo (theo hướng dẫn của giáo viên). III. Tiến trình lên lớp. 1/ ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.(1’) 2/ Kiểm tra bài cũ( kết hợp với quá trình ôn tập). 3/ Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của Học sinh I. Các kiến thức cần nhớ Hoạt động 1: GV: Nêu lại các phương pháp và nguyên tắc điều chế các kim loại? GV: Nêu các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp bảo vệ kim loại II. Bài tập Hoạt động 2 GV: Gọi học sinh lên bảng chữa các bài tập ở SGK Rút nhận xét và cho điểm. Hoạt động 3: Giáo viên cho thêm bài tập Câu 1. Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là A. 3,92 gam B. 1,96 gam C. 3,52 gam D. 5,88 gam Câu2. Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại A và B ( đều có hoá trị II ) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí ở đktc và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M. Hai kim loại A và B là : A. Mg , Cu B. Cu , Zn C. Ca , Cu D. Cu , Ba Câu 2 Cho 2,23 gam hỗn hợp hai kim loại A, B tác dụng với dung dịch HCl dư, giải phóng 0,56 lít khí H2 (đktc). Phần chất rắn còn lại có khối lượng 1,08 gam cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 0,224 lít khí duy nhất (đktc) . Hai kim loại A và B là : A. Na, Cu B. Mg , Cu C. Na , Ag D. Ca , Ag Câu 3 Nung nóng 1,6 gam kim loại X trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được 2 gam 2,8 gam kim loại Y tác dụng với clo thu được 8,125 gam muối clorua. Hai kim loại X và Y là : A. Cu , Mg B. Cu , Zn C. Cu , Na D. Cu, Fe Câu 4 Hoà tan hết 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg trong dung dịch HCl, thu được V lít khí H2 (ở O0C và 2 atm) đồng thời dung dịch sau phản ứng có khối lượng tăng thêm 7 gam. 1. Giá trị của V là : A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít 2. Khối lượng 2 kim loại Al và Mg lần lượt là : A. 5,4 và 2,4 gam B. 6,6 và 1,2 gam C. 5, 2 và 2,6 gam D. 6,2 và 1,6 gam Câu 5 Hoà tan hết 10,4 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng 400 gam dung dịch HCl 7,3% thu được 6,72 lít H2(đktc).Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng là : A. 2,23 % ; 3,2 % ; 4,46 % B. 4,64 % ; 3,1 % ; 1,78 % C. 3,12 % ; 5,13% ; 4,45 % D. 3,1% ; 4,46 % ; 2,13 % HS: Nêu lại các phương pháp HS: Nêu lại các dạng ăn mòn và các phương pháp bảo vệ kim loiaj khỏi sự ăn mòn HS làm bài tâp : 1,2,3,4,5 ở SGK HS; Giả các bài tập sau dó lên chữa bài tập 4/ Dặn dò: học sinh về nhà ôn tập và chuẩn bị ôn tập học kì .(3’) Giáo án Hóa học 12 cơ bản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN