tailieunhanh - Cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI

Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075 - 1077) do người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt lãnh đạo là một trong những chiến công chói lọi trong trang sử vàng chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần noi gương người anh hùng dân tộc, danh tướng Lý Thường Kiệt và vận dụng bài học của cuộc kháng chiến đó một cách sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền dân tộc trong tình hình mới hiện nay. | CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG THẾ KỶ XI LÊ VĂN YÊN _ PHẠM THỊ HẢI CHÂU Tóm tắt Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai 1075 - 1077 do người Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt lãnh đạo là một trong những chiến công chói lọi trong trang sử vàng chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần noi gương người Anh hùng dân tộc danh tướng Lý Thường Kiệt và vận dụng bài học của cuộc kháng chiến đó một cách sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ lãnh thổ chủ quyền dân tộc trong tình hình mới hiện nay. Từ khóa Kháng chiến chống Tống bảo vệ chủ quyền quốc gia Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. 1. Âm mưu và kế hoạch xâm lược Đại Việt của nhà Tống Năm 981 quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đã tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất. Nhà Tống tuy bị thất bại nặng nề nhưng vẫn luôn rình rập nhòm ngó và chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược Đại Việt. Trước khi nổ ra cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai quốc gia Đại Việt trải qua gần một thế kỷ xây dựng và kiến thiết 981 - 1075 đã trở thành một quốc gia cường thịnh trong khu vực. Đại Việt cường thịnh là trở ngại lớn cho âm mưu và dã tâm bành trướng của nhà Tống xuống phía nam. Từ năm 1074 ở biên thùy của Đại Việt có nhiều dấu hiệu chiến tranh. Nhà Tống xúi giục Chiêm Thành quấy rối ở phía nam còn ở dọc biên giới phía bắc nhà Tống sửa soạn động binh xâm lược Đại Việt. Lúc này nhà Tống đã làm chủ Trung nguyên nhưng luôn phải chống lại nạn xâm lấn của hai nước Liêu Hạ ở phía bắc. Năm 1068 Tống Thần Tông lên ngôi vua. Năm 1069 Vương An Thạch được làm Tể tướng. Lúc này vua tôi nhà Tống tiếp tục thực hiện mộng bành trướng. Trong nội bộ Tống mâu thuẫn giữa phái Cựu ước gồm các lão thần với phái Tân ước gồm những quan lại trẻ mà thủ lĩnh là Vương An Thạch với chủ trương cải cách nội chính nhiều người oán ghét nhất là các lão thần. Vì thế Tống Thần Tông và Vương An Thạch hướng mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài trước hết nhằm vào quốc gia Đại Việt. Bởi cả hai đều nghĩ sớm chầy gì cũng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN