tailieunhanh - Hội nhập văn hóa Công giáo với văn hóa bản địa vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, đạo Công giáo đã có xung đột về niềm tin tôn giáo với tín ngưỡng bản địa. Một bên là niềm tin phương Tây với việc tôn thờ một Đấng Sáng thế, một bên là tín ngưỡng thờ các thần. Đồng thời, có những khác biệt giữa văn hóa phương Tây với văn hóa phương Đông trong cuộc sống hằng ngày, trong cách thực hành tôn giáo. Bài viết đề cập đến quá trình hội nhập đức tin Công giáo với tín ngưỡng bản địa trong buổi đầu truyền giáo lên vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum. | HỘI NHẬP VĂN HÓA CÔNG GIÁO VỚI VĂN HÓA BAN địA Vùng dân tộc thiêu số ở kon tum LÊ ĐỨC HẠNH Tóm tắt Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đạo Công giáo đã có xung đột về niềm tin tôn giáo với tín ngưỡng bản địa. Một bên là niềm tin phương Tây với việc tôn thờ một Đấng Sáng thế một bên là tín ngưỡng thờ các thần. Đồng thời có những khác biệt giữa văn hóa phương Tây với văn hóa phương Đông trong cuộc sống hằng ngày trong cách thực hành tôn giáo. Bài viết đề cập đến quá trình hội nhập đức tin Công giáo với tín ngưỡng bản địa trong buổi đầu truyền giáo lên vùng dân tộc thiểu số DTTS ở Kon Tum. Từ khóa Hội nhập văn hóa Công giáo thờ cúng tổ tiên tín ngưỡng dân tộc thiểu số. 1. Mở đầu Năm 1848 các thừa sai Paris MEP đã truyền đạo Công giáo lên Tây Nguyên mà Kon Tum là điểm đầu tiên. Thời kỳ đầu truyền giáo lên Kon Tum các giáo sĩ Công giáo đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của đồng bào DTTS bản địa ở đây bởi sự khác biệt về văn hóa tín ngưỡng. Lúc đầu do nguyên tắc truyền giáo từ Hội nghị tôn giáo tại Gò Thị huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định năm 1841 cấm tất cả các giáo dân ở vùng Chăm Nam Kỳ và Nam Vang treo trong nhà ảnh tượng các con vật mà quan niệm của người bản địa coi là linh thiêng. Các nghi lễ cưới xin bản xứ bị coi là dị đoan 1 đã dẫn đến những thất bại trong truyền giáo. Khi tiếp xúc với văn hóa bản địa các giáo sĩ ngoại quốc đã rất bỡ ngỡ trước nền văn hóa hoàn toàn khác lạ với văn hóa phương Tây. Trái lại khi tiếp xúc với các thừa sai đồng bào DTTS cũng tỏ thái độ ái ngại và cảnh giác 2 . Tuy nhiên sau những thất bại ban đầu các giáo sĩ ngoại quốc đã tìm ra các cách thức nhằm xóa đi sự khác biệt tạo ra sự gần gũi giữa dân làng với các giáo sĩ. Những hình thức chủ yếu được sử dụng là kết nghĩa cha con anh em gây thiện cảm với các nhân vật có uy tín Tiến sĩ Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nafosted trong đề tài mã số . 1 Nguyễn Quang

TỪ KHÓA LIÊN QUAN