tailieunhanh - Lạm phát và các quy tắc chính sách tiền tệ
Trong bài viết này, tác giả cố gắng phân rã CPI thành nhiều thành phần khác nhau. Việc phân rã này góp phần làm rõ xu hướng biến động từng thành phần và từ đó đưa ra những gợi ý phản ứng chính sách thích hợp và chủ động hơn. Tiếp theo, các quy tắc chính sách tiền tệ cũng được thảo luận trong việc theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát, tránh những phản ứng không cần thiết gây sốc thanh khoản cho nền kinh tế. | Bài thảo luận chính sách CS-05 Lạm phát và các quy tắc chính sách tiền tệ Phạm Thế Anh © 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Bài thảo luận chính sách CS-05 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Lạm phát và các quy tắc chính sách tiền tệ Phạm Thế Anh† Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của VEPR. † Tiến sĩ Kinh tế, Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: . Mục lục Giới thiệu . 2 Cơ cấu rổ hàng tính CPI. 2 Lạm phát tổng thể và lạm phát cơ bản . 4 Phân rã lạm phát. 5 Các quy tắc chính sách tiền tệ 7 Tài liệu tham khảo . 10 1 Giới thiệu Năm 2010 kinh tế Việt Nam một lần nữa lại chứng kiến sự biến động mạnh của lạm phát và những bất ổn đi kèm. Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào cuối năm đã ở mức hai con số so với cùng kì năm trước, đồng thời nó đặt các hoạch định chính sách trước bài toán nan giải phải cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng với bình ổn lạm phát, lãi suất, và tỉ giá. Ngoại trừ năm 2009, khi lạm phát ở mức thấp phần lớn nhờ vào sự suy giảm của tổng cầu cộng với sự rớt giá nguyên nhiên liệu đầu vào do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những năm gần đây lạm phát ở Việt Nam luôn ở mức hai con số và vượt .
đang nạp các trang xem trước