tailieunhanh - Một số giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bài viết Một số giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đưa ra những giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. | Một số giải pháp thực hành dân chủ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Nguyến Trọng Chuẩn Tóm tắt Mặt tích cực của kinh tế thị trường thể hiện ở tính dân chủ của sự cạnh tranh theo quy luật cạnh tranh. Khi phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong điều kiện chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo cầm quyền như hiện nay nếu đủ quyết tăm chúng ta hoàn toàn có khả năng để thực hành dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội. Để hiện thực hóa điều đó bài viết đề xuất một sô giải pháp cần thực thi trong thời gian tới. Từ khóa Dân chủ hóa Thực hành dân chủ Kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1. Kinh tế thị trường là thành quả quan trọng trong sự tiến bộ và sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Quá trình biến đổi từ nền kinh tế thị trường sơ khai sang nền kinh tế thị trường hiện đại thực sự là một bước phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt nền kinh tế thị trường hiện đại đã đạt được mức độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao khi thị trường trỏ thành thị trường toàn cầu cùng với quá trình toàn cầu hóa mọi mặt của đời sông xã hội. Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài Thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền xây dựng Nhà nước pháp quyền phát triển kinh tê thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mã sô 03 11-15 thuộc Chương trình 11-15. . Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Từ sau khi các nước XHCN ở Đông Âu nhất là cường quốc Liên Xô đồng loạt sụp đổ thì người ta mới có thể thực sự nhận ra rằng do phủ nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế thị trường do coi kinh tế thị trường chỉ là sản phẩm của CNTB cần phải dứt khoát loại bỏ cho nên nền kinh tế của các nước XHCN sau một thời gian phát triển khá nhanh lúc khởi đầu đã ngày càng trỏ nên trì trệ lạc hậu và rốt cuộc là tụt hậu khá xa so với các nước tư bản. Sự lạc hậu và tụt hậu này là đối chứng khá thuyết phục để người dân các nước XHCN so sánh chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN