tailieunhanh - Chính sách đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Trong của các chúa Nguyễn
Bài viết tập trung tới các chính sách của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này: đánh dẹp những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh quá trình Nam tiến và củng cố sự vững bền của xứ Đàng Trong; sẵn sàng bảo vệ và tin tưởng sử dụng, trọng dụng những người quy phục cùng nhân tài người dân tộc thiểu số; không có thái độ kỳ thị chủng tộc và để cho các dân tộc thiểu số được sống theo truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của họ. | CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIÊU SỐ Ở ĐÀNG TRONG CỦA CÁC cHúA NGUYỄN NGUYỄN MINH TƯỜNG Tóm tắt Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ 1627 -1672 . Họ Trịnh và họ Nguyễn thỏa thuận lấy sông Gianh làm giới tuyến. Phía nam sông là Nam Hà phía bắc sông là Bắc Hà. Từ đấy Nam Bắc nghi binh 1 . Sử cũ gọi đất Bắc Hà là Đàng Ngoài đất Nam Hà là Đàng Trong trong cùng một quốc gia Đại Việt. Khi đã ổn định các chúa Nguyễn đã chú ý tới các chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Bài viết tập trung tới các chính sách của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này đánh dẹp những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh quá trình Nam tiến và củng cố sự vững bền của xứ Đàng Trong sẵn sàng bảo vệ và tin tưởng sử dụng trọng dụng những người quy phục cùng nhân tài người dân tộc thiểu số không có thái độ kỳ thị chủng tộc và để cho các dân tộc thiểu số được sống theo truyền thống văn hóa phong tục tập quán của họ. Từ khóa Đàng Trong Chúa Nguyễn Đại Việt dân tộc thiểu số. 1. Mở đầu Nguyễn Hoàng năm 1558 vào trấn thủ Thuận Hóa đến năm 1570 được triều đình Lê - Trịnh cho kiêm lãnh cả xứ Quảng Nam. Bấy giờ đất cực Nam của xứ Quảng Nam là huyện Tuy Viễn thuộc phủ Hoài Nhân tức thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định ngày nay. Bên kia đèo Cù Mông ranh giới giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên là nước Chiêm Thành. Có thể nói ngay từ khi xin vào làm Trấn thủ Thuận Hóa Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã ôm ấp tham vọng rạch đôi sơn hà phát triển thế lực về phương Nam để đối đầu với họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Năm 1611 Nguyễn Hoàng sai Chủ sự Văn Phong không rõ họ đem quân vào đánh Chiêm Thành lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi tức núi Đá Bia do vua Lê Thánh Tông dựng năm 1471 đặt làm phủ Phú Yên gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa cho Văn Phong làm Lưu thủ cai trị đất ấy 2 . Năm 1613 khi lâm chung Nguyễn Hoàng dặn người con nối nghiệp là Phó giáo sư tiến sĩ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nafosted trong đề tài
đang nạp các trang xem trước