tailieunhanh - Biểu tượng “lửa” trong thơ ca Đông Nam bộ thời kháng chiến chống Pháp
Trong thơ ca kháng chiến Đông Nam Bộ giai đoạn 1945-1954, Lửa là tượng trưng của chiến tranh, sự hủy diệt, đau thương tang tóc, lòng hận thù đồng thời cũng tượng trưng cho ý chí chiến đấu anh dũng, lòng yêu nước nồng cháy, sức mạnh, tình người, niềm vui, hy vọng, chiến thắng Đó là tính mâu thuẫn, tính song trùng của một biểu tượng. Có thể xem Lửa như một biểu tượng tập thể - biểu tượng trung tâm của thơ ca kháng Pháp, bởi tính đa nghĩa và tính điển hình mà nó chuyển tải. | 32 TAP CHÍ KHOA HOC XA HỎI SO 7 179 -201 3 VAN HOC - NGON NGỨ HOC - NGHIÊN CỨU VAN HOA - NGHỆ THUẬT BIÊU TƯỢNG LỬA TRONG THƠ CA ĐÔNG NAM BỘ THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP LƯU HỒNG SƠN TÓM TẮT Trong thơ ca kháng chiến Đông Nam Bộ giai đoạn 1945-1954 Lửa là tượng trưng của chiến tranh sự hủy diệt đau thương tang tóc lòng hận thù. đồng thời cũng tượng trưng cho ý chí chiến đấu anh dũng lòng yêu nước nồng cháy sức mạnh tình người niềm vui hy vọng chiến thắng. Đó là tính mâu thuẫn tính song trùng của một biểu tượng. Có thể xem Lửa như một biểu tượng tập thể - biểu tượng trung tâm của thơ ca kháng Pháp bởi tính đa nghĩa và tính điển hình mà nó chuyển tải. Trong lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ đất nước văn học nói chung và thơ ca nói riêng luôn đồng hành cùng dân tộc. Ở phương diện này thơ ca vừa là tiếng nói thể hiện tâm tư tình cảm của con người đồng thời là một vũ khí hữu hiệu trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Từ đó một dòng thơ chiến tranh hình thành và phát triển khá liên tục trong văn học sử Việt Nam với đặc điểm thẩm mỹ Bi-Hùng . Trong đó cái Hùng hay Hùng khí hoặc Lưu Hồng Sơn. Thạc sĩ. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hào khí là tinh thần thẩm mỹ chủ đạo với hình ảnh tiêu biểu hoành sóc vung giáo ma kiếm mài kiếm đầy khí thế trong thơ ca chiến tranh thời trung đại. Đến kháng chiến chống Pháp thời hiện đại tinh thần ấy được thể hiện một cách đầy sinh động trong thơ ca qua biểu tượng Lửa. Có thể nói Lửa là biểu tượng trung tâm của thơ ca thời kỳ này. Lửa hiện ra như một biểu tượng song trùng hay biểu tượng mâu thuẫn có khi là tượng trưng của chiến tranh - sự hủy diệt có lúc tượng trưng cho lòng căm hận quân xâm lược đồng thời cũng tượng trưng cho sức sống-sức mạnh-sự ấm áp-niềm tin hy vọng-tương lai-chiến thắng. Những vấn đề này được phản ánh một cách rõ nét và tập trung trong thơ ca của Huỳnh Văn Nghệ Thẩm Thệ Hà Vũ Anh Khanh Xuân Miễn. 1. .
đang nạp các trang xem trước