tailieunhanh - Giáo trình triết học sau Đại học

I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC Khái niệm triết học và đối tƣợng nghiên cứu của triết học a) Khái niệm triết học. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thức VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của sự vật. Theo người Ấn Độ, triết học là darshana. Điều. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO TRÌNH TRIÊT HOC Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học Hà Nội - 2005 1 Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC 1. Khái niệm triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học a Khái niệm triết học. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thức VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung Quốc Ân Độ và Hy Lạp cổ đại. Triết học theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng là sự hiểu biết sâu sắc của con người đi đến đạo lý của sự vật. Theo người Ân Độ triết học là darshana. Điều đó có nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Theo chữ Hy Lạp triết học là philosophia có nghĩa là yêu thích sự thông thái. Nhà triết học được coi là nhà thông thái có khả năng nhận thức được chân lý làm sáng tỏ được bản chất của sự vật. Như vậy dù ở phương Đông hay phương Tây khi triết học mới ra đời đều coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ là sự nhận thức sâu sắc về thế giới đi sâu nắm bắt được chân lý được quy luật được bản chất của sự vật. Trải qua quá trình phát triển đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học. Trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có những điểm chung. Đó là tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính khái quát xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó tìm ra các quy luật chi phối trong chỉnh thể đó trong tự nhiên xã hội và bản thân con người. Khái quát lại có thể hiểu. Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó. b Đối tượng của triết học Triết học ra đời từ thời cổ đại. Từ đó đến nay triết học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Trong quá trình phát triển đó đối tượng của triết học cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. 2 Thời cổ đại khi mới bắt đầu có sự phân chia giữa lao động trí óc với lao động chân tay tri thức của loài người .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN