tailieunhanh - Văn hóa Việt Nam thế kỷ X - XIV

Từ thời Bắc thuộc, sự phân hoá xã hội theo hướng phong kiến Trung Quốc đã diễn ra, nhưng chỉ được đẩy mạnh trong các thế kỷ thời Lý - Trần. Dần dần hình thành những giai cấp chính của xã hội mới. Giai cấp thống trị bao gồm các vương hầu, quý tộc, quan lại cao cấp và một bộ phận địa chủ quan chức hoá. Chính sách phong cấp thái ấp, khuyến khích khẩn hoang lập nghiệp, những chính sách ưu đãi của Nhà nước đã tạo điều kiện cho những người này trở thành lãnh chúa, địa chủ,. | Công cuộc xây dựng đất nước và củng cố nền đôc lập dân tộc sớm làm nảy sinh nhu cầu ghi chép lịch sử. Các nhà nước Lý- Trần đều có Viện quốc sử chuyên ghi chép những hoạt động của nhà nước - chủ yếu của vua. Nguồn sử liệu cũ đã nhắc đến sách sử của Đỗ Thiện thời Lý, tuy nhiên, bộ sử chính thống đầu tiên chỉ ra đời ở thời Trần. Theo lệnh của vua, năm 1272, nhà sử học- quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu đã soạn xong bộ Đại Việt sử kí 30 tập, viết lịch sử nước ta từ Triệu Vũ đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử này không còn nữa, chỉ được nhắc đến trong các bộ sử thời Lê. Tiếp theo, một số người đã viết thêm các bộ sử khác (có tính chất tư nhân) như Việt sử lược (vô danh), Việt sử cương mục và Việt Nam thế chi của Hồ Tông Thốc. Cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV, các vua Trần đã cho biên soạn Trung hưng thực lục nói về cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên, các bộ thực lục (của Đoàn Nhữ Hài và của Nguyễn Trung Ngạn.) nhưng đều không còn nữa. Đồng thời ở nước ngoài, một người Việt là Lê Trắc đã viết An nam chí lược bổ sung thêm tư liệu cho lịch sử.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN