tailieunhanh - Giáo trình Mỹ học đại cương: Phần 2

Nối tiếp phần 1 của cuốn giáo trình Mỹ học đại cương đến với phần 2 các bạn sẽ tiếp tục được tìm hiểu về các vấn đề liên quan như: Chủ thể thẩm mỹ bao gồm cảm xúc thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ, hình tượng thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lí tưởng thẩm mỹ. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | Cần lưu ý tránh những dạng hài kịch quá lố rẻ tiền mua vui bằng cách giễu cợt những khiếm khuyết tự nhiên của con người như đưa ra các nhân vật khoèo chân tay nói cà lăm nói lắp quá mập hoặc gày ốm . hoặc lạm dụng cái tục tĩu trong ngôn ngữ ăn mặc để gây cười trên sân khấu. Hài kịch - nói chung là một nghệ thuật nghiêm túc góp phần quan trọng giúp đỡ con người nhận thức tình trạng lỗi thời và khuyết điểm của mình. Nghệ thuật hài kịch thức tỉnh cả nỗi hổ thẹn và lòng dũng cảm trong con người. Nó giúp con người trở nên cao quí mạnh mẽ và cuộc sống tràn đầy tinh thần lạc quan hào hứng hướng về cái đẹp. Phần thực hành Sinh viên làm các bài tập ở cuối sách này. Phần thứ hai Chủ thể thẩm mỹ Cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ Con người là chủ thể thẩm mỹ. Karl Marx khẳng định Bản chất con người là luôn luôn sáng tạo theo qui luật của cái đẹp Nhưng không phải hễ là con người vừa sinh ra đã là chủ thể thẩm mỹ. Trải qua một thời gian dài của lịch sử con người mới trở nên chủ thể thẩm mỹ. Ngay cả khi đã có năng lực của chủ thể thẩm mỹ con người vẫn chưa tự đánh giá được điều ấy cho đến khi con người nhận thức và khẳng định được cái tôi - cái tôi sáng tạo và cái tôi thưởng thức nghệ thuật. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển ở phương Tây người ta mới nhận thức được cái tôi trong triết học - như là chủ thể của hoạt động nhận thức định hướng và sáng tạo nghệ thuật. Descartes Tôi tư duy tức là tôi tồn tại Chủ thể thẩm mỹ chính là cái tôi trong đời sống thẩm mỹ. Chủ thể ấy là một hệ thống cấu trúc phức tạp gồm các thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau Chủ thể thẩm mỹ gồm 7 thành tố sau 1. Cảm xúc thẩm mỹ 2. Biểu tượng thẩm mỹ 3. Thị hiếu thẩm mỹ 4. Tình cảm thẩm mỹ 5. Hình tượng thẩm mỹ 6. Lý tưởng thẩm mỹ 7. Ý thức thẩm mỹ. Mỗi thành tố trên tồn tại độc lập nhưng cũng liên quan mật thiết với nhau. Trước hết chúng ta chọn thị hiếu thẩm mỹ làm điểm tựa để từ đó tìm hiểu các thành tố khác. Thị hiếu thẩm mĩ và thị hiếu nghệ thuật Thị hiếu Là sở thích của chủ thể trong cuộc sống bộc lộ .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.