tailieunhanh - Mẹo thi khi gặp những câu ngoài tầm hiểu biết

Chào các anh chị, Ngày thi đã gần kề, ngoài nhưng kiến thức mà các anh chị đạt được qua việc luyện tập, tôi cũng xin đưa ra đây vài mẹo nhỏ để các anh chị có thể áp dụng một khi gặp những câu ngoài tầm hiểu biết. NGUYÊN TẮC 1: Khác thì bỏ ! Nguyên tắc này nghe hơi kỳ quái phải không các anh chị? tôi cũng xin nói rõ trước là nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các anh chị vận dụng kiến thức mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được nhưng phải mất. | #1 Posted : 3 years ago Rank: Member of HONOR Groups: English Teacher Joined: 5/14/2007(UTC) Posts: 8,110 Location: HCMcity Thanks: 5169 times Was thanked: 16886 time(s) in 4332 post(s) Chào các anh chị, Ngày thi đã gần kề, ngoài nhưng kiến thức mà các anh chị đạt được qua việc luyện tập, tôi cũng xin đưa ra đây vài mẹo nhỏ để các anh chị có thể áp dụng một khi gặp những câu ngoài tầm hiểu biết. NGUYÊN TẮC 1: Khác thì bỏ ! Nguyên tắc này nghe hơi kỳ quái phải không các anh chị? tôi cũng xin nói rõ trước là nguyên tắc này chỉ áp dụng khi các anh chị vận dụng kiến thức mà vẫn không làm được, hoặc có thể làm được nhưng phải mất thì giờ suy nghĩ trong khi thời gian sắp hết. Giải thích: Nguyên tắc này ý nói là khi xem xét các đáp án từ ngoài vào nếu thấy có 1 đáp án nào khác với đa số còn lại thì ta loại đáp án đó ngay. Cách thức áp dụng: Khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay rồi xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ cònn lại 2 chọn lựa thì ta xem coi chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chọn đại 1 trong 2 Ví dụ1: A. She has to B .She has to C. She had to D. She has to Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp: A. She has to have it taken . B. She has to have it taken . C. She had to D. She has to have it to take Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng. Ví dụ 2: I/have/stay/uplate/lastnight/learn/lessons. A. I had had to stay up late last night to learn my lessons. B. I had to stay up late last night to learn my lessons. C. I had to stayed up late last night to learn my lessons. D. I have had to stay up late last night to learn my lessons. Xem xét từ ngoài vào ta thấy A và D khác trong khi B, C giống nhau nên loại A,D A. I had had to stay up late last night to learn my lessons. B. I had to stay up late last night to learn my lessons. C. I had to stayed up late last night to learn my lessons. D. I have had to stay up late last night to learn my lessons. Khi còn lại B,C ta xét tiếp thì loại câu C vì sau had to mà dùng động từ them ed , còn lại đáp án là B ví vụ 3 They /prefer/classical music/pop music. A. They prefer classical music than pop music. B. They prefer classical music to pop music. C. They prefer to classical music than pop music. D. They would prefer classical music than pop music. Câu C và D khác => loại, còn A và B thì xét tiếp thấy khác nhau chỗ TO và THAN , nếu biết được cấu trúc : prefer đi với TO thì ta chọn còn nếu không biết thì "ủm ba la" chọn đại 1 trong 2 câu, xác xuất 50-50 Nhắc lại là ta chỉ nên áp dụng nguyên tắc này trong 2 trường hợp sau đây : vì nguyên tắc này không phải lúc nào cũng đúng) - Không kịp giờ - Không hiểu gì về câu đó. Chúc các anh chị làm bài tốt Edited by user 3 years ago | Reason: No