tailieunhanh - Tên gọi của Kitô giáo - Một vài suy nghĩ dưới cái nhìn tham chiếu Việt-Trung

Tên gọi của các hệ phái thuộc Kitô giáo đôi lúc vẫn còn gây khó khăn và lúng túng cho những người nghiên cứu và những người làm công tác quản lí nhà nước. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước và tư liệu lịch sử hiện có, bài viết này mong muốn làm rõ hơn vấn đề tên gọi của các tôn giáo thuộc Kitô giáo ở Việt Nam, đặc biệt là Công giáo (hay Thiên Chúa giáo), trong đó so sánh với cách gọi tên của người Trung Quốc. | 64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2013 TÊN GỌI CỦA KITO GIÁO - MỘT VÀI SUY NGHĨ DƯỚI CÁI NHÌN THAM CHIẾU VIỆT-TRUNG Đặt vấn để Kitô giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Một hệ phái 1 của tôn giáo này phổ biên rộng rãi ở Phương Tây được gọi là Công giáo cùng với hai hệ phái còn lại là Chính Thống giáo và đạo Tin Lành tỏa khắp thế giới theo những khu vực thời điẽm truyển giáo khác nhau tạo nên một lịch sử khá phức tạp. Sự phức tạp này một phần được thẽ hiện ở diên trình hình thành tên gọi của các hệ phái thuộc Kitô giáo và quá trình bản địa hóa các tên gọi ấy ở mỗi xứ truyển giáo mà nó đặt chân đên. Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu để cập đên vấn để này như Nguyên Nghị với Tên gọi đạo Thiên Chúa Ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo sô 6 2001 Trần Văn Toàn với Đạo Thiên Chúa đạo Gia Tô đạo Cơ Đốc đạo Công giáo Nên gọi thê nào cho chính danh đăng Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo sô 4 2003 Nguyên Xuân Hùng Ve nguồn gốc và vấn đe tên gọi đạo Tin Lành tại Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo sô 3 2001 . Tên gọi của các hệ phái thuộc Kitô giáo đôi lúc van còn gây khó khăn và lúng túng cho những người nghiên cứu và những người làm công tác quản lí nhà nước. Trên cơ sở kế thừa NGUyỄN THẾ NAM1 những nghiên cứu đi trước và tư liệu lịch sử hiện có bài viết này mong muốn làm rõ hơn vấn để tên gọi của các tôn giáo thuộc Kitô giáo ở Việt Nam đặc biệt là Công giáo hay Thiên Chúa giáo trong đó so sánh với cách gọi tên của người Trung Quốc. 1. Vài nét vể lịch sử ra đời định hình tên gọi Ra đời ở Jerusalem vào thế kỉ I dần có chỗ đứng trong nển chính trị khu vực phía Đông Đế quốc La Mã nhưng phải đến thế kỉ IV dưới thời của Hoàng đế Constantine 306-337 Kitô giáo mới được công nhận là quốc giáo của La Mã. Đẽ quản lí việc đạo trong toàn quốc 5 trung tâm Giáo hội đã được hình thành đó là Côngxtăngtinôplơ Antiốt Giêrudalem Alếchxăngđri 2 và La . NCV. Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 1. Hiện Công giáo đạo Tin Lành Chính Thống giáo tổn tại như những tôn giáo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    176    0    28-04-2024
37    141    0    28-04-2024
75    138    0    28-04-2024
40    98    0    28-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.