tailieunhanh - Tình hình ruộng đất khu vực thành Tây Đô (Qua một số địa bạ thời Minh Mạng)

Bài viết này đi sâu nghiên cứu một số địa bạ thời Minh Mạng (năm thứ 13 và 15) có liên quan đến khu vực quanh thành Tây Đô. Cơ cấu và tình hình sở hữu ruộng đất khu vực này được phản ánh trong địa bạ sẽ giúp chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về vị trí vùng đất Tây Đô khi được chẹn làm kinh đô mới mà còn cho thấy những biến đổi sau khi trở thành cố đô. | TÌNH HỈNH RUỘNG ĐẤT KHU vực THÀNH TÂY ĐÔ QUA MỘT sô BỊA BẠ THÙ MINH MẠNG NGUYỄN THỊ THÚY Từ sau quyết định xây dựng thành Tây Đô 1397 dời đô từ Thăng Long vể Thanh Hóa của Hồ Quý Ly vùng đất Vinh Lộc Thanh Hóa đã trở thành một trung tâm chính trị - quân sự của cả nước. Tuy chĩ tổn tại trong thời gian ngắn với tư cách ìà kinh đô của nước Đại Việt sau đó là Đại Ngu những nàm cuối thế kỳ XIV đầu thế kỷ XV nhưng vùng đất này đã chịu tác động không nhỏ của vị thế chính trị và do đó tình hình ruộng đất các làng xã khu vực thành Tây Đô cũng không tránh khỏi những biến đổi. Địa bạ là nguồn tài liệu cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên chúng tôi chưa có điểu kiện nghiên cứu tất cả địa bạ các làng xã trên vùng đất Tây Đô mà chỉ đi sâu nghiên cứu một số địa bạ thời Minh Mạng năm thứ 13 và 15 có liên quan đến khu vực quanh thành. Cơ cấu và tình hình sồ hữu ruộng đất khu vực này được phản ánh trong địa bạ sẽ giúp chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về vị trí vùng đất Tây Đô khi được chọn làm kinh đô mới mà còn cho thấy những biến đổi sau khi trỏ thành cố đô. Trong danh mục các địa bạ liên quan đến khu vực thành Tây Đô hiện còn lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I có địa bạ của xã Tây Giai Phương Giai và trang Đông Môn đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch ra tiếng Việt. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm địa bạ 2 xã Mỹ Xuyên và Hữu Chấp để có cơ sở so sánh cơ cấu và tình hình sỗ hữu ruộng đất khu vực này. 1. Vài nét về xã Tây Giai Phương Giai và trang Đông Môn Tây Giai Phương Giai và Đông Môn là các làng có lịch sử hình thành từ khá sớm. Đến thời Trần khu đất này thuộc động An Tôn huyện Vinh Ninh phủ Thanh Hóa nay thuộc xã Vinh Long và Vĩnh Tiến huyện Vinh Lộc ỏ phía Đông và phía Tây ngoại thành Tây Đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi Mùa Xuân tháng Giêng 1397 sai Lạì bộ Thượng thư kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đi xem xét đo đạc động An Tôn phả Thanh Hóa đắp thành đào hào. có ý muốn dời kinh đô đến đó. 1 . Do nhu cầu của một kinh đô mới dân cư trong khu vực xây thành trong đó có các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN