tailieunhanh - NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Ngộ độc thức ăn là một danh từ chung cho các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, cóc, dứa . | NGỘ ĐỘC THỨC ĂN 1. ĐỊNH NGHĨA Ngộ độc thức ăn là một danh từ chung chỉ các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, pha chế hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, cóc, dứa . 2. NGUYÊN NHÂN . Thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc - Kim loại nặng: kẽm, đồng, chì, thiết, asen. - Các hoá chất hữu cơ: polyvinylclorid, các thuốc màu. - Thuốc diệt côn trùng, vật hại. - Các chất phóng xạ. - Alkyl thuỷ ngân. . Virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc có trong thực phẩm - Virus: adenovirus, rotavius, norwalkvirus. - Vi khuẩn: tụ cầu, lỵ trực trùng, phẩy khuẩn tả, vi khuẩn yếm khí . Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm - Cà độc dược, nấm độc, lá ngón, cá độc, mật cá trắm khi uống gây độc nặng nề cho thận. - Da cóc, gan, trứng cóc chứa chất độc bufotoxin gây rối loạn nhịp tim nặng. . Sự đáp ứng của cơ thể thay đổi Với các chất thực phẩm chứa tyramin (sữa), monosodium glutamat (bột ngọt). 3. TRIỆU CHỨNG CỦA NGỘ ĐỘC THỨC ĂN . Lâm sàng - Sau khi ăn và uống thức ăn bị nhiễm độc, các triệu chứng cấp tính xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ, có khi tới một ngày, tuỳ nguyên nhân gây ngộ độc. Bệnh nhân đột ngột có các triệu chứng sau: + Buồn nôn và nôn. + Đau bụng. + Ỉa chảy nhiều nước, có khi có máu. + Có thể sốt hoặc không. - Các triệu chứng nặng nguy hiểm: đặc biệt ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: mất nước, mất điện giải và truỵ tim mạch, có thể bị sốc nhiễm khuẩn. + Các dấu hiệu mất nước: Đái rất ít, nước tiểu vàng sẫm. Khô miệng, khô môi, khát nước, trường hợp nặng không có triệu chứng khát. Da nhăn nheo, độ chun giãn da giảm. Mắt trũng sâu. Mạch nhanh. Thở nhanh, sâu. Sốt, mệt lả, co giật. . Xét nghiệm - Giữ lại các thực phẩm đã ăn để xét nghiệm. - Giữ lại chất nôn, phân để xét nghiệm. - Cấy phân. - Cấy máu khi có sốt. - Xét nghiệm nước tiểu và máu nếu nghi có hoá chất độc. 4. XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN . Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, ngăn chặn chất độc vào máu bằng cách - Gây nôn cho bệnh nhân. - Cho uống than hoạt 20 – 30g. - Cho uống thuốc nhuận tràng: sorbitol 20g. . Chống mất nước và điện giải - Uống oresol hoặc các dung dịch thay thế oresol. - Truyền các dung dịch đẳng trương. . Các biện pháp khác - Rửa dạ dày khi lượng chất độc nhiều. - Cho thuốc kháng độc khi biết rõ độc chất. - Dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có sốt nghi do nhiễm khuẩn. - Hồi sức tim mạch, tuần hoàn hay hô hấp nếu các chất độc có thể gây ra suy hô hấp, suy tuần hoàn.