tailieunhanh - Hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa

Bệnh lùn sọc đen (LSĐ) gây hại trên lúa do tác nhân gây bệnh bởi vi-rút với môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng. Đây là bệnh nguy hiểm trên lúa, nguy cơ cao xảy ra dịch hại trong vụ lúa đông xuân 2009 - 2010 nếu như không có các biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy, để phòng trừ hiệu quả LSĐ gây hại trên lúa, đảm bảo vụ lúa đông xuân 2010 - 2011 thắng lợi, ngày 26/3/2010, | Hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa Lê Mạnh Đồng Trung tâm khuyến nông quốc gia Bệnh lùn sọc đen LSĐ gây hại trên lúa do tác nhân gây bệnh bởi vi-rút với môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng. Đây là bệnh nguy hiểm trên lúa nguy cơ cao xảy ra dịch hại trong vụ lúa đông xuân 2009 - 2010 nếu như không có các biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy để phòng trừ hiệu quả LSĐ gây hại trên lúa đảm bảo vụ lúa đông xuân 2010 - 2011 thắng lợi ngày 26 3 2010 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 17 2010 hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh LSĐ hại lúa. Thông tư nêu rõ A. Đặc điểm chính về bệnh LSĐ hại lúa Tác nhân gây bệnh LSĐ hại lúa là vi-rút LSĐ phương Nam thuộc nhóm Fijivirus - 2 họ Reoviridae và rầy lưng trắng Sogatella furcifera là môi giới lây truyền vi-rút này. Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bị bệnh nặng cây lúa không trổ bông được hoặc trổ bông không thoát và hạt thường bị đen. Ngoài cây lúa bệnh LSĐ còn gây hại trên ngô lúa mì cỏ lồng vực cỏ chát cỏ đuôi phụng. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó. Bệnh không truyền qua hạt giống lúa không truyền qua đất và tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe. B. Các biện pháp phòng trừ bệnh LSĐ hại lúa 1 Vệ sinh đồng ruộng Cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét lúa tái sinh dọn sạch cỏ bờ ruộng mương dẫn nước đốt dọn tàn dư thực vật từ cây ngô. 2. Phòng ngừa rầy môi giới - Né rầy Theo dõi bẫy đèn để xác định đỉnh cao của các đợt rầy lưng trắng và các loại rầy hại lúa khác. Thời điểm gieo mạ cấy lúa hoặc gieo thẳng có thể né rầy là khoảng 4 - 6 ngày sau đỉnh cao của rầy vào đèn. - Bảo vệ mạ Thực hiện gieo mạ có che ngon để kết .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.