tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực (NNL) nói chung và nguồn nhân lực hành chính (NNL HC) nói riêng; phân tích thực trạng NNL HC cấp xã trong thời gian qua; đề xuất giải pháp phát triển NNL HC cấp xã tại huyện Đại Lộc trong thời gian đến. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HIỆP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN Lực HÀNH CHÍNH CẤP XÃ TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành Kinh tế phát triển Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nằng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học . VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1 TS. LÊ BẢO Phản biện 2 TS. PHẠM THANH TRÀ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nằng vào ngày 10 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nằng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là nguồn lực quý giá nhất quan trọng nhất mang lợi thế cạnh tranh và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức một địa phương. Trước đây người ta coi nguồn nhân lực chỉ đơn thuần là lực lượng lao động tạo ra của cải vật chất. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội nhận thức của con người cũng được nâng cao do đó họ nhìn nhận vai trò của nguồn nhân lực theo chiều hướng khác xem nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm là mục tiêu và là động lực cho sự phát triển. Việc nghiên cứu đánh giá một cách khoa học về nguồn lực này sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng là cơ sở giúp cho Đảng Nhà nước Chính phủ hoạch định chiến lược xây dựng đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC cấp xã có chất lượng đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam có đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm vụ có tính kế thừa phát triển là vấn đề vô cùng cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài trên để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực NNL nói chung và nguồn nhân lực hành chính NNL HC nói riêng. - Phân tích thực trạng NNL HC cấp xã trong thời gian qua. - Đề xuất giải .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN