tailieunhanh - Khu di tích Óc Eo-Ba Thê (An Giang) những giá trị nổi bật

Giá trị nổi bật của khu di tích Óc Eo-Ba Thê chính là thiết lập nên một đô thị-cảng thị giữ vai trò chủ đạo trong bối cảnh văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ và là đô thị có cấu trúc hoàn chỉnh sớm nhất khu vực Đông Nam Á, là cảng thị quan trọng nằm trên con đường mậu dịch Đông-Tây vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Cùng tìm hiểu thêm về khu di tích này qua bài viết sau đây. | 42 TAP CHÍ KHOA HOC XA HỎI SO 5 177 -201 3 SỬ HOC - NHAN HOC - NGHIÊN CỨU TON GIAO KHU DI TÍCH ÓC EO-BA THÊ AN GIANG NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT BÙI CHÍ HOÀNG TÓM TẮT Khu di tích Óc Eo-Ba Thê là nơi duy nhất minh chứng cho lịch sử hình thành và phát triển đồng thời còn là một trung tâm dân cư-kinh tế lớn nhất của văn hóa Óc Eo. Nơi đây lưu giữ dấu tích văn hóa vật chất gắn liền với truyền thống văn hóa bản địa lâu đời và vô cùng phong phú. Dòng chảy văn hóa bản địa đó đã được kết hợp hài hòa với những yếu tố văn hóa mới du nhập để tạo ra một diện mạo riêng mà hiện nay nó là một phần quan trọng trong khối di sản văn hóa của dân tộc. Giá trị nổi bật của khu di tích Óc Eo-Ba Thê chính là thiết lập nên một đô thị-cảng thị giữ vai trò chủ đạo trong bối cảnh văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ và là đô thị có cấu trúc hoàn chỉnh sớm nhất khu vực Đông Nam Á là cảng thị quan trọng nằm trên con đường mậu dịch Đông-Tây vào những thế kỷ đầu Công nguyên. 1. GIỚI THIỆU Các nghiên cứu về văn hóa Óc Eo bắt đầu Bùi Chí Hoàng. Phó Giáo sư tiến sĩ. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Bài viết dựa trên kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ 2011-2013 Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Óc Eo-Ba Thê do Bùi Chí Hoàng làm chủ nhiệm. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan chủ quản đề tài. từ những năm 1940 của thế kỷ XX do những nhà nghiên cứu người Pháp thực hiện đặc biệt là Louis Malleret. Năm 1942 L. Malleret đến khảo sát trên cánh đồng Óc Eo và từ tháng 2 đến tháng 4 1944 ông đã khai quật một số địa điểm trên cánh đồng Óc Eo. Sau đó vào các năm 1946 1953 và 1956 L. Malleret đã cố gắng triển khai nhiều cuộc khảo sát từ trên máy bay xuống vùng Óc Eo và châu thổ sông Cửu Long. Trong đó đợt khảo sát năm 1946 đã giúp ông xác định được vòng thành cổ của khu di tích Óc Eo và đã ghi nhận được vết tích của những đường lộ đường nước nhà ở có bố cục hình chữ nhật hình vuông. Sau năm 1975 các nhà khảo cổ học Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình nghiên cứu về văn hóa Óc Eo và đã thu thập

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN