tailieunhanh - Lịch sử kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Cùng với sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè có vai trò vô cùng to lớn đối với giao thông và phong cảnh của Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ điểm lại lịch sử tên gọi và những biến đổi của dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè qua thời gian. Mời bạn đọc tham khảo. | 62 TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 3 175 -2013 LỊCH Sứ KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ TÓM TẮT Bài viết điểm lại lịch sử tên gọi và những biến đổi của dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè qua thời gian. Hệ thống kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè là một trong 5 tuyến kênh rạch chạy trong và ngoài thành phố Nhiêu Lộc-Thị Nghè Tân Hóa-Lò Gốm Tàu Hủ-Kênh Đôi-Kênh Tẻ Bến Nghé Tham Lương-Bến Cát-Vàm Thuật . Cùng với sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè có vai trò vô cùng to lớn đối với giao thông và phong cảnh của Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh. Song song với quá trình phát triển của thành phố kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đã có một thời kỳ bị ô nhiễm nặng nề nước kênh đen ngòm và bốc lên mùi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân làm xấu cảnh quan thành phố. Nhưng hiện nay với sự đầu tư của chính phủ và sự tài trợ của nước ngoài con kênh này đang dần thay da đổi thịt. Nó như một dải lụa xanh vắt ngang thành phố. Sự thay đổi hình ảnh một cách mạnh mẽ đó là nhờ vào quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân vì một thành phố xanh sạch đẹp. 1. DÒNG KÊNH XƯA VÀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI Trong Gia Định Thành thông chí Trịnh Hoài Vũ Nhật Tân. Dinh Độc lập Thành phố Hồ Chí Minh. VŨ NHẬT TÂN Đức miêu tả về con sông này Sông Bình Trị tục xưng là sông Bà Nghè ở đất tổng Bình Trị ở phía Bắc trấn lỵ từ sông Tân Bình quanh sau trấn lỵ qua cầu ngang ngược dòng mà về phía Tây 4 dặm rưỡi thì đến cầu Cao Miên chảy về phía Tây Bắc cầu chừng 2 dặm đến cầu Chợ Chiểu chảy về phía Nam chừng 4 dặm đến cầu Phú Nhuận tục danh xóm Kèo 6 dặm rưỡi nữa đến cầu Huệ tột nguồn đất hoang đầy đầm ao Trịnh Hoài Đức 1998 tr. 33 . Theo tác giả Lê Trung Hoa từ thế kỷ XIX trở về trước địa danh này có tên Bà Nghè Gia Định thành thông chí và Gia Định phú bài 1 Coi ngoài rạch Bà Nghè dòng trắng hây hây tờ quyến trải. Ngó lên Giồng Ông Tố cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai . Từ giữa thế kỷ XIX về sau địa danh này đổi thành Thị Nghè nhưng chưa rõ lý do đổi tên Năm 1714 Nguyễn Cửu Vân chinh phục Chân Lạp. Năm đó ông khoảng 30

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.