tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại

Trên cơ sở phân tích và khẳng định tư tưởng giải thoát trong các trường phái triết học phi chính thống, luận văn xây dựng các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của các trường phái phi chính thống trong triết học Ấn Độ cổ đại để xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh của con người Việt Nam hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG DƯƠNG THỊ DUNG Tư TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Chuyên ngành Triết học Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nắng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học LÊ HỮU ÁI Phản biện 1 TS. Lê Thị Tuyết Ba Phản biện 2 TS. Nguyễn Thế Tư Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nằng ngày 31 tháng 01 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng - Thư viện trường Đại học kinh tế Đại học Đà Nằng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ân Độ là một trong những trung tâm văn hóa và tư tưởng lớn của Phương Đông cổ đại. Là một vương quốc của tâm linh nên Triết học Ân Độ chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tôn giáo. Chính vì vậy giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí chân lý thể hiện qua bộ kinh Veda Upanishad. Tuy nhiên tôn giáo của Ân Độ cổ đại có xu hướng hướng nội chứ không phải hướng ngoại như tôn giáo phương Tây. Vì vậy xu hướng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo Ân Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự giải thoát tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ. Có thể nói rằng tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống là một đặc điểm nổi trội và có giá trị trong xã hội lúc bấy giờ. Trong điều kiện hiện nay việc tìm hiểu những giá trị trong quá khứ sẽ là cần thiết nhằm phát huy giá trị tích cực tạo nền tảng để xây dựng cuộc sống hiện tại. Những giá trị tích cực đó sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề bất cập thoát ly được khổ đau xóa vô minh và nhìn nhận lại bản ngã của chính mình để xây dựng cuộc sống hiện tại hạnh phúc và tốt đẹp. Vì vậy việc nghiên cứu tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của Ân

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.