tailieunhanh - Một số nội dung cơ bản trong triết học pháp quyền Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831)
Bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền Hegel trong tác phẩm “Những nguyên lý của triết học pháp quyền“ xuất bản năm 1821 tại Berlin. Ý chí là đối tượng nghiên cứu của triết học pháp quyền, Hegel đã phân tích sự triển khai cụ thể khái niệm tự do ý chí trong gia đình, xã hội công dân và nhà nước, từ đấy đưa ra kết luận rằng chỉ trong chế độ nhà nước quân chủ lập hiến, sự tự do cá nhân mới trở thành hiện thực, vì vậy, mỗi công dân hãy phấn đấu để trở thành thành viên của nhà nước. . | 8 TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 4 176 -2013 MỘT SÔ NỘI DUNG CƠ BÁN TRONG TRIẼT HỌC PHÁP QUYỀN GEORG WILHELM FRIEDRICH HEGEL 1770-1831 TÓM TẮT Bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản của tư tưởng triết học pháp quyền Hegel trong tác phẩm Những nguyên lý của triết học pháp quyền xuất bản năm 1821 tại Berlin. Ý chí là đối tượng nghiên cứu của triết học pháp quyền Hegel đã phân tích sự triển khai cụ thể khái niệm tự do ý chí trong gia đình xã hội công dân và nhà nước từ đấy đưa ra kết luận rằng chỉ trong chế độ nhà nước quân chủ lập hiến sự tự do cá nhân mới trở thành hiện thực vì vậy mỗi công dân hãy phấn đấu để trở thành thành viên của nhà nước. Tư tưởng triết học pháp quyền của ông đã ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền triết học phương Tây từ đấy về sau. Là một trong những nhà triết học vĩ đại của nhân loại Hegel không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà bác học bách khoa với những cống hiến to lớn. Trong hệ thống triết học Hegel triết học pháp quyền giữ vai trò rất quan trọng là ý thức chính trị và ý thức pháp quyền của Đức ý thức mà biểu hiện chủ yếu nhất phổ biến nhất được đề lên thành khoa học C. Mác và Ph. Ăng-ghen 1995 tập 1 tr. 579 . Với sự ra đời của tác phẩm Những nguyên lý của Ngô Thị Mỹ Dung. Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. NGÔ THỊ MỸ DUNG triết học pháp quyền 1821 Hegel đã trở thành người đầu tiên trình bày triết học Đức một cách nhất quán phong phú nhất và hoàn chỉnh C. Mác và Ph. Ăng-ghen 1995 tập 1 tr. 579 . Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản của triết học pháp quyền Hegel như vấn đề tự do ý chí pháp luật đạo đức và luân lý chứ không đề cập đến toàn bộ tư tưởng triết học pháp quyền của ông. 1. TỰ DO Ý CHÍ Là nhà triết học duy tâm Hegel cho rằng triết học chỉ làm việc với những ý niệm Ideen tức sự thống nhất giữa khái niệm Begriff và hiện thực Wirklichkeit Hegel G. W. F. 1979 tr. 26 . Vì vậy triết học pháp quyền cũng chỉ làm việc với ý niệm về pháp .
đang nạp các trang xem trước