tailieunhanh - Vai trò của Chúa Nguyễn đối với công cuộc khai phá và bảo vệ xứ Mô Xoài thế kỷ XVII
Cuộc hôn nhân giữa vua Chân Lạp Chey Chetta II và công nương Ngọc Vạn (1620) – con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, là sự kiện chính trị thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Chân Lạp và chúa Nguyễn, đồng thời xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở Mô Xoài, qua đó đẩy mạnh quá trình khai phá Mô Xoài,. Bài viết tập trung làm rõ vai trò của chúa Nguyễn đối với công cuộc khai phá và bảo vệ chủ quyền ở xứ Mô Xoài trong thế kỷ XVII. | TAP CHÍ KHOA HOC XA HỎI SO 2 174 -2013 67 SỬ HOC - NHAN HOC - NGHIÊN CỨU TON GIAO VAI TRÒ CỦA CHÚA NGUYỄN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ BẢO VỆ XỨ MÔ XOÀI THẾ KỶ XVII TRẦN NAM TIẾN TÓM TẮT Cuộc hôn nhân giữa vua Chân Lạp Chey Chetta II và công nương Ngọc Vạn 1620 -con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên là sự kiện chính trị thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Chân Lạp và chúa Nguyễn đồng thời xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở Mô Xoài qua đó đẩy mạnh quá trình khai phá Mô Xoài. Bên cạnh quá trình khai phá chúa Nguyễn còn tổ chức các hoạt động quân sự để bảo vệ chủ quyền trên vùng đất Mô Xoài từ đây mở rộng công cuộc khai phá ra toàn vùng đất Nam Bộ ngày nay. Bài viết tập trung làm rõ vai trò của chúa Nguyễn đối với công cuộc khai phá và bảo vệ chủ quyền ở xứ Mô Xoài trong thế kỷ XVII. 1. Từ thế kỷ XVI do sự can thiệp của Xiêm triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kỳ suy vong hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía đông và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã theo đường biển di cư vào Nam để khai khẩn đất hoang lập Trần Nam Tiến. Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. làng sinh sống. Sang thế kỷ XVII sự thất bại của Chân Lạp trước Xiêm xuất phát từ nội lực suy yếu mà cụ thể là nội bộ triều đình rối ren đã dẫn đến các cuộc tranh quyền đoạt vị xảy ra liên miên. Chân Lạp do đó ngày càng suy yếu buộc phải phụ thuộc vào thế lực bên ngoài để tồn tại. Chính bối cảnh đó đã tạo cho chúa Nguyễn có điều kiện gây ảnh hưởng ngày càng sâu vào chính trường Chân Lạp. Vua Chey Chettha II lên ngôi từ năm 1618 là vị vua đầu tiên của Chân Lạp tìm cách kết thân dựa vào sức mạnh của chúa Nguyễn để chống lại Xiêm. Năm 1620 theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã quyết định gả Công nương Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp. Công nương Ngọc Vạn trở thành Hoàng hậu nước Chân Lạp với tước hiệu là .
đang nạp các trang xem trước