tailieunhanh - Năng lực song ngữ của học sinh Khmer (khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh)

Chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể là giáo dục song ngữ của chúng ta có chỗ nào chưa ổn khiến cho kết quả giáo dục song ngữ chưa đạt? Chúng ta phải điều chỉnh chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục như thế nào và khi nào trong tương lai, năng lực song ngữ của học sinh khu vực này được cải thiện? Đây là những vấn đề được đề cập trong bài viết này. | TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 2 174 -2013 59 NANG LỰC SONG NGỮ CỦA HỌC SINH KHMER KHẢO Sát ở Tính sóc trănG và trà VINH TÓM TẮT Năng lực song ngữ Việt-Khmer của học sinh Khmer ở Sóc Trăng và Trà Vinh hiện nay chưa thật sự tốt chưa tương ứng với sự đầu tư của xã hội cũng như mong muốn của gia đình và bản thân các em. Nguyên nhân vì sao Những yếu tố nào đã khiến cho các em sử dụng không tốt cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng Việt Làm cách nào để khắc phục hạn chế này Chính sách ngôn ngữ đóng vai trò gì trong trường hợp này Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể là giáo dục song ngữ của chúng ta có chỗ nào chưa ổn khiến cho kết quả giáo dục song ngữ chưa đạt Chúng ta phải điều chỉnh chính sách ngôn ngữ chính sách giáo dục như thế nào và khi nào trong tương lai năng lực song ngữ của học sinh khu vực này được cải thiện Đây là những vấn đề được đề cập trong bài viết này. 1. DẪN NHẬP Học sinh người Khmer ở Sóc Trăng và Trà Hồ Xuân Mai. Tiến sĩ. Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa học Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ. Bài viết là kết quả rút ra từ đề tài cấp Bộ Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ đối với cộng đồng người Khmer trong phát triển bền vững vùng Nam Bộ do Hồ Xuân Mai làm chủ nhiệm thuộc Chương trình Nghiên cứu Nam Bộ 2011-2012 CT11-22 Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ chủ trì. HỒ XUÂN MAI Vinh hiện nay phải học ba thứ tiếng Việt Khmer và tiếng Anh. Như vậy so với những học sinh cùng lứa tuổi học sinh Khmer gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên hầu hết các em đều cố gắng để có được kết quả tốt nhằm phục vụ cho bản thân cũng như xã hội sau này. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận ở đối tượng. Hầu hết các em đều yêu thích ba môn này dù mức độ có khác nhau. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 100 em học sinh bậc trung học cơ sở ở Sóc Trăng và 100 em cùng bậc học ở Trà Vinh cho thấy hơn hai phần ba các em thích học môn tiếng Anh phần lớn còn lại là tiếng Việt. Với tiếng Khmer con số khiêm tốn hơn. Về chất lượng như sẽ thấy trong phần tiếp theo là rất đáng lo ngại hầu hết các em đều sử dụng tiếng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN