tailieunhanh - Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ góc độ “nhà nước và phát triển”: Hiệu quả quản trị của nhà nước và sức sống của các nông hộ

Trong bài viết này, tác giả gợi ý về 4 khu vực trầm tích cần đặc biệt lưu ý. Tác giả cũng đề xuất về một sự chuyển mình của nhà nước trong vùng để trở thành những thực thể quản lý phát triển. Trong tiến trình này, việc hóa giải các mâu thuẫn và nghịch lý tồn tại trong Đồng bằng sông Cửu Long là một chủ đề bức bách đang thách thức việc vận dụng hiệu quả tư duy phát triển trong thực tiễn quản lý nhà nước. | TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 1 173 -20 1 3 25 ĐÔNG BĂNG SÔNG CỨU LONG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ QUẢN Trị CỦA NHÀ NƯỚC VÀ SỨC SỐNG CỦA CÁC NÔNG HỘ NGUYỄN QUANG VINH TÓM TẮT Bước vào một thời kỳ phát triển mới của Đồng bằng sông Cửu Long sau lịch sử thăng trầm 300 năm hiệu quả quản trị của nhà nước các cấp ngày nay sẽ tìm được một lực đẩy độc đáo từ chiều sâu lịch sử nếu thực sự phát hiện và vận dụng một cách khôn ngoan những giá trị và kinh nghiệm lịch sử đã trầm tích qua tháng năm lịch sử dữ dội của vùng. Tác giả gợi ý về 4 khu vực trầm tích cần đặc biệt lưu ý. Tác giả cũng đề xuất về một sự chuyển mình của nhà nước trong vùng để trở thành những thực thể quản lý phát triển. Trong tiến trình này việc hóa giải các mâu thuẫn và nghịch lý tồn tại trong Đồng bằng sông Cửu Long là một chủ đề bức bách đang thách thức việc vận dụng hiệu quả tư duy phát triển trong thực tiễn quản lý nhà nước. Nguyễn Quang Vinh. Nghiên cứu viên cao cấp Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ. Bài viết dựa trên cơ sở một chuyên đề về định chế Nhà nước trong sự phát triển Nam Bộ đặc biệt là miền Tây Nam Bộ do Nguyễn Quang Vinh thực hiện đặt trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ Một số đặc trưng về định chế xã hội và con người ở Nam Bộ trong tiến trình phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 do Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm. Đề tài thuộc Chương trình cấp Bộ Nghiên cứu Nam Bộ 2011-2012 Chủ nhiệm Chương trình Bùi Thế Cường . Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ chủ trì Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tài trợ. 1. Thấm thoát mà đã hơn 300 năm từ ngày những nhát cuốc đường cày đầu tiên của lưu dân Việt chạm vào vùng đất mới phía Nam của Tổ quốc đổ mồ hôi mà gây dựng nên những thôn ấp tự trị tự do. Một cái chớp mắt của lịch sử Trong cái chớp mắt ấy chứa đựng biết bao thành tựu và hy sinh. Chỉ nói riêng về hoạt động của các định chế nhà nước trong vùng đã thấy sự thay thế lẫn nhau của vô số cách tiếp cận vô cùng khác nhau về con đường quản trị và cai trị xuất phát từ những đặc điểm của hình thái

TỪ KHÓA LIÊN QUAN