tailieunhanh - Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
Khổng Tử (còn gọi là Khổng Phu Tử, 551-479 trước công nguyên) là nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa. Bài viết đề cập đến quan điểm về giáo dục của ông. Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc và sử dụng nhiều phương pháp dạy học độc đáo. | TAP CHÍ KHOA HOC XÃ HÔI SO 12 172 -20 1 2 TRIET HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC 1 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHÔNG Tứ ĐẶNG THỊ THÚY HOA TÓM TẮT Khổng Tử ĨL còn gọi là Khổng Phu Tử ĨL 551-479 trước công nguyên là nhà tư tưởng nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa. Bài viết đề cập đến quan điểm về giáo dục của ông. Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ với những kiến giải sâu sắc và sử dụng nhiều phương pháp dạy học độc đáo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội Trung Hoa thời kỳ Xuân Thu chiến quốc 722-481 trước Công nguyên là giai đoạn lịch sử mà thể chế xã hội có nhiều xáo trộn. Chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu phương Đông mà đỉnh cao là chế độ tông pháp nhà Chu đã suy tàn trong khi chế độ phong kiến sơ kỳ đang manh nha hình thành. Các nước chư hầu gây chiến tranh liên miên vô cùng khốc liệt nhằm thôn tính và tranh giành địa vị của nhau. Trong bối cảnh lịch sử xã hội ấy việc an dân trị quốc bình thiên hạ hưng thịnh lại trật tự lễ nghĩa đạo đức luân lý xã hội cải biến xã hội từ loạn thành trị giáo hóa con người từ ác trở thành thiện từ vô đạo thành hữu đạo đã trở thành vấn đề hết Đặng Thị Thúy Hoa. Thạc sĩ. Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. sức cơ bản và cấp bách buộc những người cầm quyền và các nhà tư tưởng phải quan tâm giải quyết. Trường phái Đạo gia chủ trương vô vi với thái độ bi quan yếm thế. Mặc gia chủ trương kiêm ái dung hòa ảo tưởng mang tính siêu giai cấp. Pháp gia chủ trương dùng hình pháp để ổn định lại trật tự xã hội. Còn Khổng Tử sáng lập ra phái Nho gia dựa trên cơ sở học thuyết về đức trung hòa trung dung là đạo của trời đất và học thuyết về bản tính nhân nghĩa của đạo làm người. Khổng Tử chủ trương trị nước bằng phương pháp đức trị và đề cao việc giáo hóa con người làm phương thế để ổn định trật tự xã hội và tiến tới xây dựng một xã hội lý tưởng thái bình thịnh trị. 2. QUAN NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC Khổng Tử cho rằng nhân cách con người được hình thành không chỉ thuần túy bởi điều kiện môi trường sống mà .
đang nạp các trang xem trước