tailieunhanh - Ebook Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo (Tập 1): Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo - Tập 1): Các vấn đề liên ngành", phần 2 trình bày các nội dung: Các thể chế đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tài chính, phân cấp cho chính quyền các địa phương, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng ngân sách,. nội dung chi tiết. | 5. CÁC THẺ CHÉ ĐẢM BẢO TÍNH MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH TRONG TÀI CHÍNH Giới thiệu và tống quan . Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy chi tiêu ngân sách nhà nước không tạo ra các dịch vụ hiệu quả về mặt chi phí nếu như không có các thể chế đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tính minh bạch đòi hỏi phải có các quy trình kế toán báo cáo ngân sách và tài chính rõ ràng trong khu vực nhà nước. Trách nhiệm giải trình đòi hỏi phải có sự giám sát hiệu quả không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn bởi các cơ quan được bầu chọn và bởi công chúng rộng rãi. Cả tính minh bạch và trách nhiệm giải trình đều yêu cầu các báo cáo dự toán quyết toán và kiểm toán ngân sách được công bố công khai kịp thời cho công chúng và có cơ chế đê tập hợp đầy đủ kịp thời những mối quan tâm của người dân và khi cần. đáp lại bằng việc điều chỉnh cách thức phân bổ nguồn tài chính công. . Như đã nêu trong Hộp trong một vài năm qua Việt Nam đã thực hiện những bước đi quan trọng tăng cường thể chế luật pháp quy định cũng như các thông lệ nhàm đảm bảo nâng cao hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm tài chính trong chi tiêu ngân sách. Nhiều khuyến nghị trong Báo cáo Đánh giá trách nhiệm Tài chính quốc gia CFAA năm 2001 đã và đang được thực hiện. Ví dụ như việc giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh về ngân sách đã được nâng lên đáng kế. Khả năng tiếp cận các thông tin tài chính của dân chúng ngày càng được nâng cao. Tuy vậy vẫn còn có một số thách thức. Báo cáo tài chính cần được được lập đúng lúc chính xác và phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế sự giám sát của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước Việt Nam cần được củng cố hơn nữa. Các báo cáo kiểm toán cần phải được công khai. Minh bạch và trách nhiệm tài chính tại địa phương cũng cần được tăng cường mạnh mẽ. Công tác báo cáo và kiểm toán tài chính việc quản lý và điều hành các DNNN cần phải cải thiện đáng kể. . Chương này trình bày nghiên cứu cập nhật Báo cáo Đánh giá trách nhiệm Tài chính quốc gia CFAA 2001. Trước

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.