tailieunhanh - Ebook Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn (sách chuyên khảo): Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Kinh tế vùng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn", phần 2 giới thiệu các nội dung: Xây dựng cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm kết hợp với phát triển toàn diện,. nội dung chi tiết. | Chương V XÂY DựNG Cơ CÁU KINH TÉ LÃNH THÒ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÓ TRỌNG ĐIẺM KẾT HỢP PHÁT TRIẺN TOÀN DIỆN I. Cơ CẤU KINH TÊ LÃNH THỔ 1. Quan niệm chung về cơ cấu kỉnh tế lãnh thổ Cơ cấu là một thuộc tính một đặc trưng cơ bản của bất cứ một hệ thống nào phản ánh cấu trúc bên trong và các mối quan hệ tương tác giữa các phần tử cấu thành hay phần tử cơ cấu nên hệ thống trong một thời gian nhất định. Cơ cấu quyết định bản chất nội dung sự tồn tại và phát triển của hệ thống. Do các mối quan hệ tương tác nên mỗi sự thay đồi trong mỗi phần tử cơ cấu sẽ kéo theo sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống động và phức tạp cả trong thời gian và trong không gian bao gồm nhiều phần tử cơ cấu có tính độc lập tương đối và phụ thuộc lẫn nhau có sự khác nhau về bản chất và hoạt động theo những quy luật khác nhau. Các phần tử của nền kinh tế thường xuyên tác động qua lại với quy mô và cường độ khác nhau trong một ưật tự và hình thành nên một cơ cấu nhất định của nền kinh tế hay một cơ cấu kinh tế. 106 Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì Cơ cấu kình tế là tổng thể các ngành các lĩnh vực bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành x về thực chất các nhà kinh tế tương đối thống nhất rằng cơ cấu kinh tế của một quốc gia là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó các lĩnh vực sản xuất phân phối tiêu dùng các ngành kinh tế công nghiệp nông nghiệp ngư nghiệp giao thông vận tải. các thành phần kinh tế quốc doanh tập thể tư nhân. các lãnh thồ vùng kinh tế. Đen lượt mình mỗi vùng mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng trong các thời kỳ phát triển tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên xã hội địa lý kinh tế cụ thể. Ngành lĩnh vực cùng với thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ là ba bộ phận hợp thành quan trọng nhất của cơ cấu kinh tế. Những ngành lĩnh vực và lãnh thổ chủ đạo và có ý nghĩa động lực mũi nhọn giữ vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. Trên quan điểm tổng hợp cơ cấu kinh tế được xem .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN