tailieunhanh - Ebook Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới", phần 2 cung cấp cho người đọc các nội dung: Đặc điển của đội ngũ công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở chặng đầu đổi mới; những kết luận có thể đặt ra. . | Chương 3 Quan hệ xã hội trong các doanh nghiệp liên doanh Khi nói đến quan hệ xã hội trong doanh nghiệp là đề cập đến sự tương tác giữa các cá nhân trong quá trình sản xuất. Quan hệ xã hội trong các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ giữa công nhân với ban lãnh đạo doanh nghiệp giữa công nhân với công nhân và quan hệ giữa công nhân với các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp. Trước khi đi vào tìm hiểu các quan hệ này chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu một sớ các đặc điểm của quan hệ lao động trong doanh nghiệp các quyền và nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong đó có doanh nghiệp liên doanh. Tất cả các mối quan hệ trong doanh nghiệp đều được điều chỉnh chủ yếu bằng pháp luật và ở đó công đoàn có vai trò đáng kể. Trên cơ sở phát triển kinh tế theo quan điểm Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước quan hệ lao động hiện nay có một số đặc điểm cơ bản đáng chú ý sau đây Quan hệ lao động được điều chỉnh chủ yếu bằng Bộ luật Lao động - văn bản có giá trị pháp lý cao được xây dựng còng 91 phu tiếp cận được với hệ thống pháp luật lao động quốc tế xác định những chuẩn mực lao động cặc quyền các nghĩa vụ của chủ thể các thiết chế tương ứng và các điều kiện đảm bảo thi hành. Trong điều kiện thị trường lao động mới hình thành và phát triển Bộ luật Lao động đã phát huy tác dụng lớn góp phần giải phóng tiềm năng lao động của đất nước phục vụ cho mục tiêu cải cách. Quá trình thực hiện các quyền nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ lao động chịu tác động của quan hệ kinh tế thị trường và các qui luật cạnh tranh qui luật cung cầu qui luật giá trị. Người sử dụng lao động đã và sẽ sử dụng những ưu thế vốn có về quyển sở hữu lợi dụng sự thiếu hoàn chinh của pháp luật và quản lý để đạt lợi nhuận cao nhất có thể. Trong khi đó người lao động luôn ở thế yếu phải chấp nhận nhiều thua thiệt trong các giai đoạn của quan hệ lao động. Do đó mâu thuẫn giữa hai bên là không thể tránh khỏi xung đột lao động diễn ra như một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN