tailieunhanh - Phân tích bài thơ Chiều tối

Bài thơ "Chiều tối" là một trong số 133 bài thơ của Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, lúc Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt quá trình đó, Người đã chịu sự đầy đọa gian khổ khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Mặc dù cảnh tù đầy có khắc nghiệt nhưng tâm hồn Người vẫn luôn ngời sáng tia hi vọng, một ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nội dung tài liệu chi tiết. | Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: CHIỀU TỐI – HỒ CHÍ MINH TỔNG HỢP 9 BÀI PHÂN TÍCH “BÀI THƠ CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH” BÀI MẪU SỐ 1: Theo Nhật ki trong tù, trên đường chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà ngục Thiên Bảo, Bác làm năm bài thơ mà Chiều tối là bài thứ ba trong chùm thơ đó. Như tên gọi, bài thơ là bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn. Chiều tối này không giống như bất kì chiều tối nào. Đây là cảnh chiều tối qua đôi mắt cùa người tù Hồ Chí Minh “tay bị trói, cổ đeo xích” đang bị lính áp giải ngang qua một vùng sơn dã. Ngày đã hết mà người tù vẫn phải cất bước. Nhà giam mới còn xa, nỗi vất vả còn nhiều. Bài thơ hình thành trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. (Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không.) Chim bay về tổ là biểu tượng được dùng để diễn tả cảnh hoàng hôn thường thấy trong thơ cổ điển, nhưng cánh chim ở đây không chỉ là một nét vẽ bình thường. Dường như lúc chiều tối người tù ngước mắt nhìn lên bầu trời, chợt thấy cánh chim mỏi mệt đang cố bay về tổ ấm và chòm mây chầm chậm trôi ngang lưng trời. Cái nhìn của nhà thơ không đơn thuần là cái nhìn thưởng thức mà còn gửi vào đó sự lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương vô hạn. Cánh chim nhỏ bé kia như có linh hồn, có đời sống riêng tư. Cả ngày kiếm ăn vất vả, chiều tối nó mệt mỏi trở về rừng tìm nơi trú ngụ để sớm mai lại bay đi. Người tù cũng mỏi mệt sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Có sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương sâu xa của Bác dành cho mọi sự sống trên đời. Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Nguyên văn chữ Hán đẹp như một câu thơ Đường: Cô vân mạn mạn độ thiên không. Chòm mây này không có sắc thái phong lưu, nhàn tản, gợi nên sự cô độc thanh cao như trong thơ cổ: Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay (Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu) mà nó chỉ đơn giản là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN