tailieunhanh - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy tiếng dân tộc Thái - Chuyên đề 3: Phương pháp dạy tiếng Thái cho cán bộ, công chức

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy tiếng dân tộc Thái - Chuyên đề 3: Phương pháp dạy tiếng Thái cho cán bộ, công chức nhằm bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng về các phương pháp dạy học tích cực; vận dụng thực hành các phương pháp, rút kinh nghiệm và thống nhất việc vận dụng phương pháp trong quá trình dạy tiếng Thái cho cán bộ, công chức. | TÀI LIỆU BÒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG DÂN TỘC THÁI CHUYÊN ĐỀ 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG THÁI CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC 1. Mục tiêu Mục tiêu chung Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng về phương pháp dạy tiếng Thái cho giáo viên dạy tiếng Thái cho cán bộ công chức. Mục tiêu cụ thể - Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng về các phương pháp dạy học tích cực. - Vận dụng thực hành các phương pháp rút kinh nghiệm và thống nhất việc vận dụng phương pháp trong quá trình dạy tiếng Thái cho cán bộ công chức. 2. Đối tượng Giáo viên đang dạy tiếng tiếng Thái cho cán bộ công chức tại các tỉnh Điện Biên Hòa Bình Lai Châu Nghệ An Sơn La Thanh Hóa. 3. Thời gian thực hiện giảng dạy chuyên đề 01ngày 4. Nội dung PHẦN I DẠY HỌC TÍCH CỰC MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT dạy học cho người Lớn Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam từ những năm 1960. Ở thời điểm này các trường sư phạm đã có khẩu hiệu Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo . Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1980 phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo làm chủ đất nước. Từ đó trong nhà trường xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho người học hoạt động tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Tuy vậy phương pháp đào tạo giáo viên ở trường sư phạm phổ biến vẫn là cách dạy thông báo kiến thức đọc - chép hay còn được gọi là truyền thụ một chiều. PPDH này dẫn đến sự thụ động của người học nặng về ghi nhớ lý thuyết thiếu kỹ năng thực hành áp dụng. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế tạo ra những sản phẩm đáp ứng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.