tailieunhanh - Tóm tắt cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á- Thái Bình Dương và Việt Nam

Tóm tắt cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á- Thái Bình Dương và Việt Nam trình bày nội dung về sự tăng trưởng trở lại của các nước Đông Á đã và đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng, tăng trưởng ở Đông Á vẫn chịu ảnh hưởng mạnh của Trung Quốc, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Mời các bạn tham khảo. | TÓM TẮT CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ KHU Vực ĐÔNG Á- THÁI BÍNH DƯƠNG VÀ VIỆT NAM Bản dịch không chính thức Sự tăng trưởng trở lại của các nước Đông Á đã và đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng đáng ngạc nhiên và cũng rất đáng hoan nghênh. Một năm trước toàn bộ khu vực Đông Á đã phải chứng kiến sự giảm sút mạnh mẽ của các mặt hàng xuất khẩu và sản xuất công nghiệp tỷ lệ sa thải công nhân trên đà tăng cao và các nguồn vốn chảy ra ngoài làm giảm giá trị tài sản và tiền tệ. Tuy nhiên các gói kích thích mạnh và kịp thời về tài chính và tiền tệ ở các nước Đông Á mà dẫn đầu là Trung Quốc và Hàn Quốc cùng với những biện pháp quyết đoán ở các nước phát triển nhằm ngăn chặn sự sụp đổ tài chính sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers đã chặn đứng được đà suy giảm và lấy lại được sự tăng trưởng trở lại trong khu vực. Xu hướng mua lại cổ phần từ giữa năm 2009 cũng đã góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng. Những yếu tố này đã cho phép chúng ta khôi phục dự đoán về mức tăng GDP thực ở khu vực đang phát triển của Đông Á có thể thay đổi 1 3 phần trăm so với mức dự đoán lần trước vào tháng Tư. Tóm lại tăng trưởng GDP thực được đánh giá là giảm từ 8 năm 2008 xuống 6 7 năm 2009 tức là ở mức khiêm tốn hơn mức phát triển hậu khủng hoảng Châu Á 1997-98. Tăng trưởng ở Đông Á vẫn chịu ảnh hưởng mạnh của Trung Quốc. Nếu đưa Trung Quốc ra khỏi phương trình phát triển thì các nước còn lại của khu vực không đạt được mức phục hồi mạnh mẽ như vậy. Tính cả năm 2009 tổng sản phNm ở Căm pu chia Ma-lai-xia và Thái Lan có xu hướng thu hẹp và chỉ tăng lên ở Mông cổ và một vài đảo ở Thái Bình Dương. Kể cả với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở In-đô-nê-xia và Việt Nam mà không tính Trung Quốc thì trong năm 2009 các nước đang phát triển ở Đông Á cũng chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng chậm hơn Nam Á Trung Đông và Bắc Phi chỉ nhỉnh hơn một chút khu vực Châu Phi Cận Sahara. Những con số tổng hợp không chỉ che phủ những khác biệt lớn về tốc độ phát triển giữa các nước mà chúng còn không miêu tả hết được những tác động của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN