tailieunhanh - Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam nhằm mục tiêu trang bị cho các bạn những kiến thức về khái niệm thị trường khoa học và công nghệ, phát triển thị trường KH&CN và vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp: chủ thể chính trên thị trường khoa học và công nghệ,. Mời các bạn tham khảo. | PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUốC VÀ VIỆT NAM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW I- Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tế Việt Nam 1. Khái niệm thị trường khoa học và công nghệ Khái niệm về thị trường khoa học và công nghệ do các học giả Trung Quốc đưa ra không khác biệt nhiều so với khái niệm đang được thừa nhận ở Việt Nam. Về cơ bản theo các tác giả Trung Quốc thị trường khoa học và công nghệ cũng giống như các thị trường khác được hình thành trên cơ sở ba điều kiện sau i phải có hàng hoá đây được coi là điều kiện thiết yếu nhất cho thị trường hình thành và phát triển ii phân công lao động xã hội phải phát triển tương ứng sao cho tồn tại quan hệ cung-cầu giữa các thành viên trong xã hội và giữa các loại hình sản xuất trong xã hội tức là phải có người có nhu cầu đối với hàng hoá khoa học và công nghệ và người có khả năng cung ứng những hàng hoá này iii phải có phương tiện thanh toán đáp ứng nhu cầu của người bán. Mặc dù coi thị trường khoa học và công nghệ cũng là một dạng thị trường hàng hoá nhưng các chuyên gia Trung quốc và Việt Nam đều thống nhất cho rằng thị trường khoa học và công nghệ là một loại thị trường đặc biệt. Tính đặc biệt này được tạo ra do đặc tính của hàng hoá khoa học và công nghệ. Khác với các hàng hoá khác hàng hoá khoa học và công nghệ có những đặc tính đặc biệt sau i hàng hoá của khoa học và công nghệ thực chất là kiến thức được thể hiện dưới một dạng vật chất hữu hình như bằng sáng chế nhưng cũng có thể vô hình dưới dạng các ý tưởng công nghệ ii việc xác định giá trị của hàng hoá rất khó khăn do lao động được kết tinh trong hàng hoá là lao động trí óc và tồn tại sự bất đối xứng thông tin giữa người bán và nguời mua. Trong đó thông thường trong trường hợp này người bán nhà phát minh sáng chế ở vị thế mặc cả kém hơn người mua iii hàng hoá khoa học và công nghệ mang tính chất tác động ngoại lai externality tích cực mà ở đó lợi ích xã hội do hàng hoá đem lại lớn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN