tailieunhanh - Câu hỏi ôn tập môn quản trị chất lượng

Câu hỏi ôn tập môn quản trị chất lượng là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên đang theo học môn Quản trị chất lượng. Cùng tham khảo Câu hỏi ôn tập môn quản trị chất lượng sau đây phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả. | Câu 3 : Thế nào là một sản phẩm có chất lượng ? Có người nói “Chất lượng là thước đo tình trạng của sản phẩm, người ta coi chất lượng là tốt myõ mãn, tuyệt hảo” đúng hay sai ? Họ coi “cái gì đạt trình độ cao nhất trong điều kiện có thể là tối ưu” đúng hay sai. Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu Đặc điểm của chất lượng - Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn của nhu cầu. - Chất lượng phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuaä, xã hội, phong tục, tập quán. - Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể có thể là một sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một tổ chức hay một cá nhân. - Khi đánh giá chất lượng của một thực thể phải xét đến mọi dặc tính của đối tượng có liên quan đến việc thoả mãn những nhu cầu cụ thể. - Cần phân biệt chất lượng và cấp chất lượng. Cấp chất lượng là phẩm cấp hay thứ hạng định cho các đối tượng có cùng chức năng sử dụng nhưng khác nhau về yêu cầu chất lượng. Thế nào là “làm đúng ngay từ đầu”, phòng ngừa là chính? Vận dụng triết lý trên công tác quản lý chất lượng như thế nào? Làm đúng ngay từ đầu là đặc điểm lớn nhất cuaû TQM là đổi mới nhận thức trong quản lý sản xuất kinh doanh. YÙ tưởng chiến lược cuaû TQM là “không sai lỗi”. Để thực hiện được yù tưởng này cần coi trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, sai sót xảy ra hơn là sửa chữa. Lập kế hoạch chậm để thực hiện nhanh, đừng lập kế hoạch nhanh để thực hiện chậm, không chấp nhận triết lý “cứ làm, sai đâu sửa đó”. Để hoạt động có hiệu quả và kinh trước hết phải làm đúng, làm tốt ngay từ đầu. Như vậy từ khi làm marketing – Thiết kế – Thẩm định – lập kế hoạch phải được thực hiện một cách tỉ mỉ khoa học, chính xác nhất là khâu thẩm định lựa chọn để tránh những quyết định sai lầm. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, ISO 9000 đề cao vai trò phòng ngừa là chính trong mọi hoạt động cuaû tổ chức. Việc tìm hiểu, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động cuaû hệ thống và những biện pháp phòng ngừa được tiến hành thường xuyên với cõng cụ hữu hiệu QSC, kiểm tra chất lượng bằng thống kê. Với QCS ta có thể phát hiện theo dõi, kiểm soát các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Đây là công cụ hữu hiệu nhất ít tốn kém nhất để kiểm tra và phòng ngừa sai lầm. QSC phải được thực hiện ở mọi khâu, mọi bộ phận của quá trình từ phòng kế toán, nhân sự, hành chính sản xuất, kinh doanh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN