tailieunhanh - Đề tài: Phân tích công cụ tài chính Công ty Dược Imexpharm

Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đề tài: Phân tích công cụ tài chính Công ty Dược Imexpharm nhằm giới thiệu tổng quan về Công ty Dược Imexpharm, phân tích các công cụ tài chính của Công ty Dược Imexpharm và đối thủ cạnh tranh. Mời bạn đọc cùng tham khảo. | Chúng ta đều biết rằng ngành dược phẩm nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung có đặc thù nổi bật đó là ít chịu tác động của nền kinh tế. Hay nói cách khác, ngành dược phẩm có thể xem như là một ngành “phòng thủ” tương đối an toàn đối với các nhà đầu tư. Với nhu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe luôn luôn được ưu tiên thì hầu như rủi ro đối với ngành dược phẩm ít khi đến từ phía cầu. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên ngành dược phẩm nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các cơ quan quản lý và được xem như là ngành được quản lý cực kì chặt chẽ. Kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm đòi hỏi một tư cách đạo đức cao, chính vì thế việc quản lý từ giá bán cho đến chất lượng đều rất nghiêm ngặt. Dẫu vậy, với những doanh nghiệp như IMP, đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu cùng với một quy trình kiểm định nghiêm ngặt và nhà máy sản xuất hiện đại được đầu tư theo tiêu chuẩn Châu Âu thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. Ngoài ra, uy tín của công ty IMP cũng đã được xác nhận thông qua kênh điều trị (tại các bệnh viện tuyến tỉnh – trung ương) và chất lượng của thuốc tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế PIC/S – GMP. Như vậy, rủi ro vĩ mô của IMP dường như là rất thấp. Tiếp đến đây, chúng ta đều đã biết ở trên rằng tất cả các chỉ số tài chính về tỷ lệ nợ, khả năng thanh khoản, tỷ lệ lãi gộp (ròng), ROA, ROE của IMP đều cực kì tốt so với trung bình ngành. Cụ thể thì tỷ lệ nợ của IMP trong năm 2013 là và doanh nghiệp không sử dụng nợ vay. Không sử dụng nợ vay cho thấy một mức thanh khoản nhanh cực kì ổn định của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, với việc vòng quay hàng tồn kho và khoản phải thu thấp hơn trung bình ngành cho thấy khả năng thu hồi nợ và tiêu thụ sản phẩm trong năm 2013 của doanh nghiệp đang không ổn định. Tuy nhiên, hai điểm cần lưu ý về điều này đó là có một vài doanh nghiệp dược phẩm có tỷ số này lớn tương đối so với ngành nên làm cho tỷ số trung bình ngành bị thiên lệch. Thứ hai, đó là thông tư 01 của Bộ Y tế ảnh hưởng đến tỷ trọng kênh ETC làm giảm từ 65% xuống 30%. Điều này làm cho IMP bị ứ đọng hàng tồn kho dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm đi. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã dần thích nghi và đẩy mạng kênh thương mại OTC để bù đắp. Việc lợi nhuận các năm qua giảm cũng vì tỷ trọng kênh ETC giảm nhưng chúng ta thấy được điều này là nhất thời và công ty cũng đã có biện pháp để vượt qua đó là đầu tư vào kênh OTC. IMP đang là doanh nghiệp có triết lý hoạt động khác biệt so với phần còn lại khi tập trung vào chất lượng dược phẩm và chấp nhận tăng trưởng chậm về doanh thu. Hệ thống nhà máy được đầu tư xây dựng theo chuẩn Châu Âu và định hướng phát triển đúng đắn giúp IMP có khả năng sẽ trở thành doanh nghiệp đầu ngành trong tương lai. Chính vì vậy, nhóm cho rằng IMP là một doanh nghiệp mạnh cả ở hiện tại và trong tương lai. Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển và khi đạt đến một mức phát triển cao thì nhu cầu sử dụng các sản phầm dược chất lượng cao sẽ tăng cực kì mạnh. Và đó chính là thời điểm để IMP phát huy được thế mạnh của mình thông qua quá trình chuẩn bị kĩ càng ngay từ bây giờ.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN