tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân bố đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước Đại Lải - TS. Phạm Thị Hương Lan

Bài viết "Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân bố đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước Đại Lải" giới thiệu đến các bạn ứng dụng mô hình toán thông số phân bố SWAT tính toán lượng dòng chảy bùn cát đến hồ chứa nước Đại Lải. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Kiến trúc - Xây dựng. | Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân bố đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước Đại Lải TS. PHẠM THỊ HƯƠNG LAN Bộ môn Chỉnh trị sông và Bờ biển - Trường ĐHTL Tóm tắt Một trong những nguyên nhân gây nên bồi lắng hồ chứa là do tác động của con người đến thảm phủ trên bề mặt lưu vực. Vì vậy việc đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa là cần thiết để từ đó đề xuất được các biện pháp giảm thiểu bồi lắng lòng hồ. Báo cáo này giới thiệu một công cụ mạnh hiện nay đó là nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thông số phân bố SWAT để đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa nước ứng dụng tính toán cho lưu vực hồ chứa nước Đại Lải. 1. Mở đầu Lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến việc tính toán bồi lắng hồ chứa mà chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khác như việc sử dụng đất đến bồi lắng do đó các biện pháp giảm thiểu bồi lắng mới chỉ đưa ra ở mức độ chung chung chưa cụ thể. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ nghiên cứu đánh giá hiện trạng xói mòn bề mặt lưu vực chưa tính toán tổng lượng bùn cát vận chuyển đến hồ chứa. Do đó việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến bồi lắng hồ chứa là cần thiết. Hồ chứa nước Đại Lải nằm ven chân núi Tam Đảo thuộc địa phận huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc trước kia là tỉnh Vĩnh Phú được xây dựng trong những năm 1960 - 1970 với nhiệm vụ chính là cấp nước tưới cho 2700 - 3000 ha đất canh tác của huyện Tam Đảo Mê Linh Vĩnh Phúc và Sóc Sơn Hà Nội . Lưu vực hồ Đại Lải nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có các hình thế diễn biến thời tiết diễn biến phức tạp mưa với cường độ lớn nên dẫn đến hiện tượng xói mòn bề mặt lưu vực tương đối lớn. Mặt khác các hoạt động khai thác lưu vực vì mục đích kinh tế càng làm gia tăng hiện tượng xói mòn bề mặt lưu vực. Lượng bùn cát bị xói mòn làm gia tăng lượng dòng chảy bùn cát đến hồ do đó làm tăng lượng bùn cát bồi lắng trong hồ. Với lý do đó bài báo đi sâu giới thiệu việc ứng dụng mô hình toán thông

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN