tailieunhanh - Nghiên cứu xác định mặt cắt đê biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình theo tiêu chuẩn sóng tràn trong điều kiện nước biển dâng

Bài viết "Nghiên cứu xác định mặt cắt đê biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình theo tiêu chuẩn sóng tràn trong điều kiện nước biển dâng" trình bày một số giải pháp trong thiết kế và xây dựng đê biển nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, thích ứng với điều kiện nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. | NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MẶT CẮT ĐÊ BIỂN HUYỆN TIẾN HẢI TÌNH THÁI BỈNH THEO TIÊU CHUẨN SÓNG TRÀN TRONG ĐIẾU KIỆN NƯỚC BIỂN DÂNG . Hồ Việt Hùng - Đại học thủy lợi KS. Hoàng Văn Thành - UBND tỉnh Thái Bình ThS. Nguyễn Bảo Khương - Chi cục ĐĐ PCLB Thái Bình Tóm tắt Tiền Hải có hệ thống đê biển và đê cửa sông dài trên 54 km ở cao trình từ 5 00m đến 5 50m so với mực nước biển nên khi bão vào đất liền sẽ xảy ra hiện tượng sóng tràn qua đê. Cùng với sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng sóng tràn ngày càng trở nên phổ biến hơn gây ảnh hướng xấu tới đê biển. Bài báo này trình bày một số giải pháp trong thiết kế và xây dựng đê biển nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình thích ứng với điều kiện nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau. 1. Mở đầu Hệ thống đê biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình gồm hai tuyến tuyến đê biển số 5 và tuyến đê biển số 6. Tuyến đê biển số 5 xuất phát từ Cống An Tứ thôn An Tứ xã Nam Hải huyện Tiền Hải kéo dài lên đến K197 400 đê tả Hồng Hà II tại khu vực đền Đức Tranh xã Bình Định huyện Kiến Xương dài 1 km và kết thúc tại Cống Lân 1 xã Nam Cường tổng chiều dài là 26 km. Trong đó đoạn đê trực diện với biển dài 10 km từ K16 K26. Tuyến đê biển số 6 xuất phát từ K42 đê tả Trà Lý thuộc địa phận xã Trà Giang huyện Kiến Xương và kết thúc tại Cống Lân 1 dài 39 km. Đoạn đê trực diện với biển dài 22 km từ K17 K39. Theo kế hoạch đến năm 2020 toàn bộ đê biển trực diện với biển sẽ được trồng rừng ngập mặn nếu điều kiện thổ nhưỡng cho phép. Trong những năm qua khi có bão đổ bộ vào Thái Bình đã xảy ra hiện tượng sóng tràn qua đê gây thiệt hại ở các mức độ khác nhau. Phần lớn các đoạn đê biển của Việt Nam nói chung và đê biển Tiền Hải nói riêng không được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn chảy tràn qua đỉnh. Trong điều kiện biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng giải pháp cho phép nước tràn qua mặt đê khi có bão là chấp nhận được. Lượng sóng tràn cho phép qua đê mang tính quyết định đến quy mô kích thước cũng như giá thành xây dựng đê và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN