tailieunhanh - Báo cáo " Tông Hợp Điện Hóa Và Đặc Tính Chọn Lọc Cation Của Màng Polypyrol/dodecylsulfat "

Tông Hợp Điện Hóa Và Đặc Tính Chọn Lọc Cation Của Màng Polypyrol/dodecylsulfat | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 44 số 2 2006 Tr. 32-37 TỔNG HỢP ĐIỆN HÓA VÀ ĐẬC TÍNH CHỌN LỌC CATION CỦA MÀNG POLYPYROL DODECYLSuLfAT NGUYỄN THỊ LÊ HIỀN I. MỞ ĐẦU Polypyrol Ppy hiện đang là một trong các polyme dẫn được nghiên cứu nhiều hơn cả vì khả năng ổn định cao và dẫn tốt trong môi trường axit và trung tính. Đặc tính dẫn của polyme cũng như khả năng lựa chọn ion khi phản ứng oxy hóa - khử xảy ra phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của polyme chế độ tổng hợp và đặc biệt là các ion đối pha tạp trong polyme. Bằng phương pháp tổng hợp điện hóa các polyme thu được ở trạng thái oxy hóa và được pha tạp bởi các anion. Khi phản ứng khử xảy ra thông thường polyme sẽ nhường các anion để đảm bảo quá trình trung hòa điện tích trong màng. Tuy nhiên trong trường hợp các anion pha tạp có kích thước lớn kém linh động sẽ bị giữ lại trong màng do đó các cation trong dung dịch sẽ được pha tạp vào polyme nhằm đảm bảo sự cân bằng điện tích. Với mục đích tổng hợp màng Ppy có khả năng trao đổi cation khi phản ứng oxy-hóa khử xảy ra ứng dụng trong các sensor chọn lọc cation hoặc tạo màng polyme dẫn bền ăn mòn trong các môi trường chứa anion clo anion đối dodecylsulfat DS đã được sử dụng để pha tạp vào màng Ppy trong quá trình tổng hợp điện hóa. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu quá trình tổng hợp điện hóa tạo màng polypyrol dodecylsulfat Ppy DS và đặc tính chọn lọc cation của nó. II. ĐIÈU KIỆN THỰC NGHIỆM Màng Ppy DS được tổng hợp trên hệ thiết bị điện hóa Autolab Hà Lan trong bình điện hóa hệ ba điện cực Điện cực so sánh là calomen bão hòa KCl điện cực đối là lưới Pt có diện tích lớn hơn rất nhiều so với điện cực làm việc. Điện cực làm việc là vàng có diện tích làm việc là 0 27 cm2 có cấu tạo phù hợp cho nghiên cứu tiếp theo bằng phương pháp cân vi lượng thạch anh EQCM 1 . Màng sau khi tổng hợp được phân tích bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét SEM trên hệ thiết bị Leica Stereoscan 440 sử dụng chương trình phần mềm Leo. Nghiên cứu quá trình chọn lọc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN