tailieunhanh - ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 5)
Các chất chứa bên trong các hạt là các protein có tác dụng tạo ra các lỗ trên màng tế bào đích gọi là các perforin, một họ gồm 6 esterase được gọi là các granzyme có ký hiệu tử A đến F, một số proteoglycan trọng lượng phân tử cao, và một số cytokine gây độc khác nhau như TNF-(. Các tiền lympho T gây độc thiếu cả các hạt trong bào tương lẫn perforin. Sự hoạt hoá của lympho T gây độc sẽ dẫn đến cả sự xuất hiện của các hạt trong bào tương lẫn sự. | ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO Kỳ 5 Các chất chứa bên trong các hạt là các protein có tác dụng tạo ra các lỗ trên màng tế bào đích gọi là các perforin một họ gồm 6 esterase được gọi là các granzyme có ký hiệu tử A đến F một số proteoglycan trọng lượng phân tử cao và một số cytokine gây độc khác nhau như TNF- . Các tiền lympho T gây độc thiếu cả các hạt trong bào tương lẫn perforin. Sự hoạt hoá của lympho T gây độc sẽ dẫn đến cả sự xuất hiện của các hạt trong bào tương lẫn sự bộc lộ của perforin bên trong các hạt này. Sau khi liên hợp tế bào được hình hành thì các hạt này được xuất ra ngoài tế bào các perforin đơn phân tử có trọng lượng phân tử 70 kD được giải phóng từ các hạt này vào vị trí diễn ra liên hợp tế bào tại đây chúng kết hợp với màng tế bào đích. Khi các phân tử perforin tiếp xúc với màng chúng sẽ trải qua quá trình biến đổi về hình thái bộc lộ ra một lĩnh vực lưỡng cực và lĩnh vực này cài vào màng tế bào đích sau đó thì các đơn phân tử này polymer hoá với sự có mặt của ion Ca2 tạo thành một lỗ hình trụ có đường kính trung bình từ 5 đến 20 nm hình 13-8a . Có thể nhìn thấy rất nhiều lỗ do perforin tạo ra trên màng tế bào đích tại vị trí liên hợp tế bào hình 13-8b . Người ta cho rằng các lỗ này có tác dụng thúc đẩy sự thâm nhập vào của các chất có tác dụng thuỷ phân khác cũng được giải phóng ra từ các hạt có tác dụng phá huỷ tế bào đích. Thật thú vị là perforin có một số đoạn giống với thành phần C9 của hệ thống bổ thể xem chương bổ thể và các lỗ trên màng tế bào được tạo ra bởi perforin cũng giống như các lỗ được tạo ra bởi phức hợp tấn công màng. Một câu hỏi còn chưa được trả lời đó là tại sao tế bào lympho T gây độc lại không bị giết chết bởi các phân tử perforin do bản thân chúng tiết ra. Một tế bào lympho T gây độc đơn độc có thể giết được nhiều tế bào đích và nó lại chẳng bị tổn thương gì trong các quá trình này. Một số giả thuyết đã được đưa ra để biện minh cho sự phòng vệ của lympho T gây độc. Một giả thuyết của Young .J .D .E và Cohn .Z .
đang nạp các trang xem trước