tailieunhanh - Cồng chiêng giữ lửa Nam Tây Nguyên

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại" vào ngày 25/11/2005. Đây là niềm tự hào không chỉ của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên mà của cả dân tộc Việt Nam. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Đã có nhiều băn khoăn trước thực trạng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày bị mai một, thất truyền, song đối với Lâm Đồng, cồng chiêng có vai trò "giữ lửa" cho văn hóa đặc trưng của vùng đất huyền thoại này. | kHoa Học Đoi sống 25 CÚNG CHIÊNG GIŨ LỬA NAM TÂY nguyên THANH HỒNG Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thề của nhân loại vào ngày 25 11 2005. Đây là niềm tự hào không chỉ của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên mà của cả dân tộc Việt Nam. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Kon Turn Gia Lai Đắc Lắc Đắc Nông Lâm Đồng. Đã có nhiều băn khoăn trước thực trạng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày bị mai một thất truyền song đối với Lâm Đồng cồng chiêng có vai trò giữ lửa cho văn hóa đặc trưng của vùng đất huyền thoại này . Cồng chiêng - bản sắc văn hóa Nam Tây Nguyên Mỗi dân tộc sống trên vùng đất đa sắc thái văn hóa của vùng Tây Nguyên này đều có nét văn hóa riêng mà cồng chiêng là linh hồn . Đây là loại hình văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Do vậy cồng chiêng Tây Nguyên có điểm chung và nét riêng khác nhau ở mỗi sắc tộc mỗi tỉnh trong cùng khu vực. Cùng với sự hình thành và phát triển vùng đất Nam Tây Nguyên cồng chiêng gắn liền với những câu chuyện huyền thoại truyền thuyết và giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của cư dân bản địa - K ho Mạ Churu. Trong lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân bản địa cồng chiêng luôn gắn liền với những vui buồn niềm tin và ước vọng của cư dân ở từng buôn làng bản . Trong tất cả hoạt động của người đồng bào dân tộc thiểu số như mừng được mùa mừng lúa mới lễ cúng Giàng Trời lễ hội văn hóa - thể thao lễ đâm trâu cầu mưa lễ bỏ mả hay tang ma . luôn có sự hiện hữu của cồng chiêng và rượu cần. Biểu diễn cồng chiêng trở thành hoạt động văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Dù sự biến đổi về đời sống vật chất tinh thần những tác động của môi trường tự nhiên và xã hội mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và sự bùng nổ công nghệ thông tin . đã và đang làm mai một văn hóa cồng chiêng ở một bộ phận dân cư nhất là lớp trẻ các dân tộc thiểu số. Song chúng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.