tailieunhanh - NGUYỄN PHAN CHÁNH - HỌA SĨ TRUYỀN THỐNG HIỆN ĐẠI

Theo Nguyễn Quang Phòng cũng như một số nhà sử học Mỹ thuật Việt Nam, một trong những thành tựu Trường Mỹ thuật Đông Dương (EBAI: école des Beaux Arts d’Indochine) giành được là sự đổi mới trong hai chất liệu tranh mới: sơn mài và lụa, kết hợp cả kỹ thuật Châu Âu với chất liệu truyền thống. | NGUYỄN PHAN CHÁNH - HỌA SĨ TRUYỀN THỐNG HIỆN ĐẠI Theo Nguyễn Quang Phòng cũng như một số nhà sử học Mỹ thuật Việt Nam một trong những thành tựu Trường Mỹ thuật Đông Dương EBAI école des Beaux Arts d Indochine giành được là sự đổi mới trong hai chất liệu tranh mới sơn mài và lụa kết hợp cả kỹ thuật Châu Âu với chất liệu truyền thống. Chất liệu sơn đã có mặt tại Việt Nam nhiều thế kỷ những chưa trở thành một chất liệu nghệ thuật và lụa cũng là chất liệu đã được sử dụng trong thời gian dài. Thực chất những tài liệu về tranh lụa trước thuộc địa theo kiểu tranh cuốn đề tài nghi lễ hiện đang được giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật tại Hà Nội. Hiện nay các nhà nghiên cứu Việt Nam vẫn còn tiếp tục theo đuổi sự phân biệt giữa tranh Mỹ thuật và tranh tín ngưỡng. Sự phân biệt này do các học giả Trường Viễn Đông Bác cổ EFEO école francaise d Extrême Orient đặt ra. Bởi vì những bức tranh lụa trước thuộc đại được coi là nghệ thuật tín ngưỡng các nhà sử học Mỹ thuật Việt Nam không coi nó là tiền thân của tranh lụa nghệ thuật sau này học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Có một từ Việt Nam để chỉ tranh nghệ thuật là Hội họa chỉ dùng để chỉ tranh thuộc giai đoạn từ khi thành lập Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương trở về sau Tranh lụa cuốn thờ cúng chỉ đơn thuần gọi là tranh một thuật ngữ chỉ các tác phẩm vẽ nói chung . Thuật ngữ Hội họa cũng không được nhắc đến trong lịch sử Mỹ thuật do các nhà sử học Mỹ thuật Pháp biên soạn những thập kỷ đầu thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ đặt ra sự phân biệt giữa objects de culte tác phẩm tín ngưỡng và objects d art tác phẩm nghệ thuật nhưng nhiều khi sự phân biệt hơi cứng nhắc. Hơn nữa nghệ thuật tín ngưỡng nói chung không được nhắc đến trong nhiều ấn phẩm về lịch sử Mỹ thuật do các nhà sử học Việt Nam viết trong giai đoạn 1954-1990 bởi họ nghĩ rằng tín ngưỡng không có chỗ đứng trong xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy người ta vẫn nói rằng tranh lụa do các giáo viên và học sinh trường Mỹ thuật Đông Dương khám phá ra .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN