tailieunhanh - BÀI HỌC BỔ ÍCH VỀ GIAO LƯU NGHỆ THUẬT

8 họa sĩ, 5 nhà nhiếp ảnh, trong đó có 1 họa sĩ Việt Nam định cư tại Tokyo, là nhóm nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày, đến từ sứ sở Mặt Trời Thái Dương Thần Nữ - xứ sở của các nhà Thiền học, Võ sĩ Đạo, sớm nổi tiếng thành công về canh tân đất nước, đang là một trong số siêu cường kinh tế - tài chính của thế giới đương đại. Vì không hiểu nhiều về nhiếp ảnh, tôi chỉ xin có ít dòng cảm tưởng về phần mỹ thuật mà thôi. . | MỘT BÀI HỌC BỔ ÍCH VỀ GIAO LƯU NGHỆ THUẬT 8 họa sĩ 5 nhà nhiếp ảnh trong đó có 1 họa sĩ Việt Nam định cư tại Tokyo là nhóm nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày đến từ sứ sở Mặt Trời Thái Dương Thần Nữ - xứ sở của các nhà Thiền học Võ sĩ Đạo sớm nổi tiếng thành công về canh tân đất nước đang là một trong số siêu cường kinh tế - tài chính của thế giới đương đại. Vì không hiểu nhiều về nhiếp ảnh tôi chỉ xin có ít dòng cảm tưởng về phần mỹ thuật mà thôi. Mở đầu phòng tranh ta được xem một bố cục lớn trên nền phẳng kẻ ô vuông gồm 19 bức tiểu họa 3 cỡ to nhỏ vừa với 2 bút pháp ấn tượng và Trừu tượng. Số tiểu họa được bố trí theo một trật tự lệch không cân đối. Tác giả bức Sắp đặt là nữ họa sĩ INOUE Shigeko. Tác phẩm cho thấy sự sáng tạo hòa hợp giữa hai xu hướng hiện đại và đương đại. Xem tranh ta tự đặt câu hỏi Làm nghệ thuật Sắp đặt đâu cứ phải chỉ ở không gian 3 chiều . Một tác giả nữa cũng gây cho ta sự chú ý dù không mới. Đó là 4 bức tranh rời toil trần không khung đánh số từ 1 đến 4 mang tên Sông E. Chu-Ja-Ma của họa sĩ KOYASU Shigeko. Tranh bố cục rất đơn giản Mặt toil chỉ chia 2 mảng lớn tượng trưng cho mặt sông và bờ sông với 2 màu chủ là nâu nhạt bờ sông và xám đen hơi xanh nước sông . Riêng bờ sông chỉ sử dụng những nhát cọ quét tạo ra những đường nét nổi gân ngang dọc uốn lượn giăng mắc gồ ghề nhẹ. Tranh tạo không gian suy tưởng vô cực gần với triết học Thiền hướng vào nội tâm hơn lý trí. HATAKE Michihiro với 5 bức tranh tả thực - cực thực Réalisme và Hyperréalisme HATAKE Michihiro tạo ra vẻ đẹp như cổ cũ mà lại mới hiện đại. Đó là 3 tranh tĩnh vật Hoa đêm Trái cây và bánh mỳ. Tiếp đến là 2 tranh chân dung mang tên Có một người đàn bà như thế. Bút pháp tả thực và cực thực gần với ảnh. Nhưng sắc độ màu và ánh sáng lại có chiều sâu và độ nhấn của mỹ thuật. Nghệ thuật cực thực vốn thịnh hành tại Mỹ từ thập kỷ 60 thế kỷ XX nhưng giờ đây qua thời gian nó lại được các họa sĩ Nhật Bản chuyển hóa theo cách riêng của mình. Tưởng như lặp lại nhưng giao hoà cảm nhận theo cách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN