tailieunhanh - Ông thầy bắt rắn
Có thể nói rắn là con vật kỳ dị. Nó có thể nuốt con vật lớn hơn nó mươi lần. Tùy theo con mồi to hay nhỏ nó có thể không ăn trong vòng nửa tháng. Nọc độc của rắn có thể làm chết người một cách dễ dàng. Từ những loài rắn độc như hổ mang, hổ đất, hổ lửa, hổ mây cho tới rắn lục cườm, đẻn cườm mà nọc rắn làm chết người hoặc gây ra những biến chứng trầm trọng. Ở vùng thôn quê hẻo lánh xa xôi hể bị rắn cắn dân làng phải cầu. | Ông thầy bắt rắn Có thể nói rắn là con vật kỳ dị. Nó có thể nuốt con vật lớn hơn nó mươi lần. Tùy theo con mồi to hay nhỏ nó có thể không ăn trong vòng nửa tháng. Nọc độc của rắn có thể làm chết người một cách dễ dàng. Từ những loài rắn độc như hổ mang hổ đất hổ lửa hổ mây cho tới rắn lục cườm đẻn cườm mà nọc rắn làm chết người hoặc gây ra những biến chứng trầm trọng. Ở vùng thôn quê hẻo lánh xa xôi hể bị rắn cắn dân làng phải cầu cứu tới các ông thầy bắt rắn kiêm luôn việc chữa cho người bị rắn cắn. Họ biết cách chế ra thứ thuốc làm cho rắn không cắn mình thì mới bắn rắn được. Họ phải bắt rắn bằng tay không và phải bắt sống vì rắn chết chẳng có ai thèm mua. Thầy thuốc rắn giỏi hoặc dở là do thuốc của ông ta chế ra. Nó gồm thứ thuốc làm cho con rắn sợ không dám cắn mình và thứ thuốc để chữa nếu lỡ bị rắn cắn. Người ta bảo sanh nghề tử nghiệp . Thầy bắt rắn cũng không đi ra ngoài cái lệ đó. Lúc còn nhỏ Sáu biết Bảy Lê một người bà con ở trong làng. Mặc dù còn trẻ chỉ ngoài ba mươi nhưng anh lại là tay bắt rắn nổi tiếng có nghĩa anh ta hành nghề đã lâu mà chưa bị rắn cắn chết. Thứ nhì anh chữa lành cho những người bị rắn cắn. Một lần Bảy Lê cho Sáu đi theo xem cách anh hành nghề nhờ vậy nó đã thấy tận mắt thủ thuật bắn rắn của anh. Phải nói ngoài thứ thuốc xoa vào tay anh phải có cái tự tín cái gan mật của một người dám đụng tới một trong những con vật nguy hiểm và đáng sợ nhất. Sau đây là câu chuyện về ông thầy bắt rắn. Trời trưa nắng gắt. Tuy mới tháng 5 mà nóng hừng hực nóng chảy mồ hôi. - Tới chưa anh. Sáu hỏi Bảy Lê trong lúc hai người đi dài theo con lộ đá. Con lộ đá nối liền từ tỉnh lỵ Trúc Giang với Giồng Trôm tới tận Ba Tri chạy xuyên qua những làng mạc có đông dân chúng cư ngụ. Một bên là vườn còn một bên là ruộng. Vì sợ con đường bị ngập trong mùa mưa nên người ta đắp nó cao hơn. Hai bên vệ đường cây cỏ mọc um tùm. Hàng cây sao cao ngất gần tới cầu Bình Chánh. Cỏ tranh lá sắc hơn dao cạo cứa đứt da người ta lúc nào không hay. Tới chừng mồ hôi thắm vào ran
đang nạp các trang xem trước