tailieunhanh - Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa: Phần 2 - GS.TS. Vũ Triệu Mân

Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa được biên soạn nhằm mục đích giúp sinh viên chuyên ngành bảo vệ thực vật tìm hiểu về bệnh hại trên từng cây trồng cụ thể. Không những thế, giáo trình còn giúp các bạn gắn kết được các kiến thức bệnh cây đại cương với nội dung nghiên cứu và phòng trừ bệnh cây với các đối tượng biến đổi khác nhau. Phần 2 của giáo trình đề cập đến những mục kiến thức liên quan đến bệnh do vi khuẩn. | Chương VI BỆNH VI KHUẨN HẠI CÂY LƯƠNG THỰC VÀ CÂY RAU 1. BỆNH BẠC LÁ LÚA Xanthomonas campestris . oryzae Dowson Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào khoảng năm 1884 - 1885. Bệnh phổ biến ở hầu khắp các nước trồng lúa trên thế giới đặc biệt ở Nhật Bản Trung Quốc Philippines Ân Độ Xâylan. Ở Việt Nam bệnh bạc lá lúa đã được phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa cũ. Đặc biệt từ năm 1965 - 1966 trở lại đây bệnh thường xuyên phá hoại một cách nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa trên các giống nhập nội có năng suất cao cấy trong vụ chiêm xuân và đặc biệt ở vụ mùa. Mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào giống thời kỳ bị bệnh của cây sớm hay muộn và mức độ bị bệnh nặng hay nhẹ bệnh làm cho lá lúa đặc biệt là lá đòng sớm tàn nhanh chống khô chết bộ lá sơ xác tỷ lệ hạt lép cao năng suất giảm sút rõ rệt. . Triệu chứng bệnh Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín nhưng có triệu chứng điển hình là thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau khi lúa đẻ - trỗ - chín - sữa. - Trên mạ triệu chứng bệnh không thể hiện đặc trưng như trên lúa do đó dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khô đầu lá do sinh lý. Vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở mép lá mút lá với những vệt có độ dài ngắn khác nhau có màu xanh vàng nâu bạc rồi khô xác. - Trên lúa triệu chứng bệnh thể hiện rõ rệt hơn tuy nhiên nó có thể biến đổi ít nhiều tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Vết bệnh từ mép lá mút lá lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính nhưng cũng có vết bệnh từ ngay giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng mô bệnh xanh tái vàng lục lá nâu bạc khô xác. Trường đại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa- 135 Kết quả nghiên cứu của Bộ môn Bệnh cây - Trường Đại học Nông nghiệp I cho thấy có hai loại hình triệu chứng của bệnh bạc lá lúa bạc lá gợn vàng và bạc lá tái xanh. Loại hình bạc lá gợn vàng là phổ biến trên hầu hết các giống và các mùa vụ còn loại hình bạc lá tái xanh thường chỉ thấy xuất hiện trên một số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.