tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản bao gồm những nội dung về bối cảnh ra đời của thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản; những điểm tương đồng giữa thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản; những điểm dị biệt giữa thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG Đại học sư phạm tp. hồ Chí minh Tăng Kim Huệ THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẲN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG Đại học sư phạm tp. hồ chí minh Tăng Kim Huệ THƠ THIỀN VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN TRONG so SÁNH VỚI THƠ THIỀN NHẬT BẢN I Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung văn học Lý - Trần nói riêng thơ Thiền là một bộ phận quan trọng có giá trị và đóng góp không nhỏ cho văn học thời đại cũng như văn học dân tộc. Trên thực tế cũng đã có nhiều chuyên luận công trình nghiên cứu về thơ Thiền Lý -Trần nhưng những vấn đề những đặc điểm những giá trị của bộ phận văn học độc đáo này chưa phải đã được khai thác một cách triệt để và toàn diện. Đặc biệt nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý - Trần trong thế so sánh đối chiếu với thơ Thiền Nhật Bản thì chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào khai thác. Trong xu thế mở cửa giao lưu kinh tế văn hóa giữa các nuớc như hiện nay việc nghiên cứu thơ Thiền - một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc - trong so sánh đối chiếu với thơ Thiền Nhật Bản giúp ta thấy rõ những tương đồng và dị biệt của hai đối tượng trên. Từ đó rút ra được những đặc trưng riêng biệt của thơ Thiền Lý - Trần thấy rõ hơn những đóng góp của thơ Thiền Lý - Trần Việt Nam cho văn học Phật giáo thế giới. Trên cơ sở lý giải nguyên nhân sâu xa của những tương đồng và dị biệt về đề tài nội dung và hình thức nghệ thuật của hai đối tượng trên luận văn cũng chỉ ra một số những tương đồng và dị biệt về mặt văn hóa tư tưởng tập quán tư duy quan niệm thẩm mĩ . của hai dân tộc góp phần giúp hai dân tộc thêm hiểu nhau trong quá trình giao lưu hội nhập. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . Hướng nghiên cứu trong thế đối sánh Đây là hướng nghiên cứu còn tương đối mới mẻ. Hầu như

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN