tailieunhanh - Luận văn:NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TĂNG pH TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU BẰNG ĐÁ VÔI
Ở Việt Nam, cây cao su đầu tiên được trồng vào năm 1887. Sau 1975, ngành chế biến mủ cao su tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ hai nước ta (sau xuất khẩu gạo). Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi kết hợp với ứng dụng công nghệ mới đã góp phần tạo ra những thành quả của ngành chế biến cao su. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường vào loại cao ở nước ta, nó tác động rất lớn đến sự cân bằng sinh. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRỊNH THỊ BÍCH HÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN TĂNG pH TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU BẰNG ĐÁ VÔI Chuyên ngành Công nghệ môi trường Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Đà Nắng Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN VĂN QUANG Phản biện 1 TS. TRẦN CÁT Phản biện 2 TS. MAI TUẤN ANH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nằng vào ngày 27 tháng 01 năm 2013. Có thể tìm hiểu tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng - Trung tâm Học liệu Đại học Đà Nằng. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam cây cao su đầu tiên được trồng vào năm 1887. Sau 1975 ngành chế biến mủ cao su tạo ra mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ hai nước ta sau xuất khẩu gạo . Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất thuận lợi kết hợp với ứng dụng công nghệ mới đã góp phần tạo ra những thành quả của ngành chế biến cao su. Tuy nhiên đây cũng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường vào loại cao ở nước ta nó tác động rất lớn đến sự cân bằng sinh thái trong đó vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải mủ cao su gây ra là vấn đề đáng được quan tâm. Do tính đặc thù của vật liệu và công nghệ chế biến nên nước thải của ngành công nghiệp chế biến mủ cao su có pH thấp hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao. Chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải chủ yếu ở dạng dễ phân huỷ sinh học. Do đó khi thải ra môi trường dưới tác dụng của vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên chúng sẽ bị phân huỷ gây ra mùi hôi thối làm giảm hàm lượng oxy của nguồn nước tiếp nhận làm cho các loài thuỷ sinh sống trong nguồn nước bị thiếu oxy mà chết. Đồng thời chúng cũng gây ra hiện tượng phì dưỡng hoá nguồn nước tiếp nhận do trong nước thải có chứa một hàm lượng lớn nitơ làm mất cân bằng sinh thái. Vì thế vấn đề xử lý nước thải của ngành công nghiệp chế biến mủ cao su đang là vấn đề đáng được quan tâm của nhiều nước có ngành chế biến mủ cao su phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện tại
đang nạp các trang xem trước