tailieunhanh - XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC CHO RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN, HÀ TÂY

Hoàng Việt Anh Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Lê Quốc Huy, Lê Thành Công Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng đặc dụng Hương Sơn là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái. Đề tài đã đánh giá đa dạng sinh học theo cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số ĐDSH: IVI, H, Cd, A/F. Trên toàn khu vực nghiên cứu, đã. | XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC CHO RỪNG Đặc dụng Hương sơn hà tây Hoàng Việt Anh Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Lê Quốc Huy Lê Thành Công Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng đặc dụng Hương Sơn là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa dạng sinh học ĐDSH và phát triển du lịch sinh thái. Đề tài đã đánh giá đa dạng sinh học theo cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số ĐDSH IVI H Cd A F. Trên toàn khu vực nghiên cứu đã điều tra 28 ô tiêu chuẩn thực vật và ghi nhận được 380 loài thực vật và 178 loài động vật. Chỉ số H của thảm cây gỗ khá cao tương đối ổn định từ 3 83 đến 5 50 trong khi đó chỉ số H của cây bụi 2 88-5 20 và thảm tươi 1 55-4 22 biến động mạnh do tác động của các loài xâm lấn. Để quản lý và chuyển giao kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả đề tài đã tiến hành xây dựng chương trình CSDL BioHS Huong Son Biodiviersity Database . Chương trình được phát triển trên nền MS. Access 2007 và sử dụng bộ công cụ Developer Extension and Runtime miễn phí để tạo bản cài đặt chạy độc lập. Dữ liệu GIS được cập nhật trực tiếp từ môi trường Access và xem thông qua phiên bản miễn phí MapInfo Proview. Qua thử nghiệm BioHS có thể chạy tốt trên máy tính cấu hình thấp và có thể quản lý lượng dữ liệu tới 2 Gyga bytes. Từ khóa Hương Sơn Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học chỉ số H IVI Cd. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây bảo tồn ĐDSH đã trở thành một phần quan trọng trong các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học là một nội dung được nhấn mạnh. Ngoài ra hầu hết các tổ chức quốc tế về quản lý rừng bền vững FSC FEPC đều yêu cầu thực hiện các đánh giá về đa dạng sinh học trong quá trình cấp chứng chỉ. Với rừng đặc dụng và vườn quốc gia việc đánh giá một cách hệ thống và công bố rỗng rãi các thông tin về đa dạng sinh học là hết sức cần thiết để kêu gọi các dự án bảo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN