tailieunhanh - BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN NHẬP NỘI Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với trường đại học Mudorch, Úc, 19 loài bạch đàn gồm 24 xuất xứ được nhập vào Việt Nam. Gieo trồng và theo dõi tình hình bệnh hại các loài bạch đàn giai đoạn vườn ươm tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy có 12 loài ở 14 xuất xứ bị bệnh ở các mức độ khác nhau, trong đó loài Eucalyptus cleoziana (xuất xứ Cardwell, Queensland) và E. globulus (xuất xứ Yamabulla SF New South Wales) bị bệnh ở mức độ nặng và loài E. obliqua (xuất. | BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN NHẬP NỘI Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM Lê Thị Xuân Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong chương trình hợp tác nghiên cứu với trường đại học Mudorch Úc 19 loài bạch đàn gồm 24 xuất xứ được nhập vào Việt Nam. Gieo trồng và theo dõi tình hình bệnh hại các loài bạch đàn giai đoạn vườn ươm tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy có 12 loài ở 14 xuất xứ bị bệnh ở các mức độ khác nhau trong đó loài Eucalyptus cleoziana xuất xứ Cardwell Queensland và E. globulus xuất xứ Yamabulla SF New South Wales bị bệnh ở mức độ nặng và loài E. obliqua xuất xứ Maydena Tasmania bị bệnh ở mức độ rất nặng. Có 9 loài của 10 xuất xứ bạch đàn không bị bệnh. Xác định được 3 loài nấm gây bệnh cho các loài bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm là Colletotrichum gloeosporioides Pestalotiopsis neglecta và Cytospora eucalypticola đặc biệt nấm Cytospora eucalypticola là một loài nấm mới vừa được phát hiện ở Việt Nam và có mức gây hại nguy hiểm nhất. Từ khoá Bạch đàn nấm bệnh mức độ bị hại xuất xứ. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạch đàn là loài cây được gây trồng rộng rãi và phổ biến ở khắp nước vì nhiều đặc tính ưu việt như sinh trưởng nhanh thích hợp với nhiều loại vùng sinh thái chi phí đầu tư thấp và gỗ bạch đàn là nguồn nguyên liệu cơ bản và đang được ưa chuộng trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy dăm xuất khẩu công nghiệp chế biến. .Trước nhu cầu cao gỗ bạch đàn của thị trường việc tăng năng suất và sản lượng gỗ là một vấn đề quan trọng góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế mặt khác có giá trị lớn về xã hội giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập nâng cao đời sống cho người dân đặc biệt đồng bào sống bằng nghề rừng. Để nâng cao năng suất và sản lượng của rừng trồng bạch đàn việc nghiên cứu cải thiện giống thông qua tuyển chọn loài xuất xứ dòng đã được gây trồng và khảo nghiệm nhiều năm ở Việt Nam có đặc tính sinh trưởng tốt và kháng bệnh lai hữu tính tạo ra các tố hợp lai mới có triển vọng và việc nhập nội và khảo nghiệm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
8    100    0
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.