tailieunhanh - Luận án: Nghiên cứu phát triển các lược đồ chữ ký số tập thể

Mục tiêu nghiên cứu của luận án với đề tài "Nghiên cứu phát triển các lược đồ chữ ký số tập thể" bao gồm: Đề xuất mô hình ứng dụng chữ ký số nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra khi triển khai một Chính phủ điện tử trong thực tế xã hội, áp dụng phù hợp cho đối tượng là các tổ chức, cơ quan hành chính, các doanh nghiệp; Phát triển một số lược đồ chữ ký số có độ an toàn và hiệu quả thực hiện cao theo mô hình đã đề xuất. | 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các giao dịch điện tử chữ ký số được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu chứng thực về nguồn gốc và tính toàn vẹn của thông tin. Các mô hình ứng dụng chữ ký số hiện tại cho phép đáp ứng tốt các yêu cầu về chứng thực nguồn gốc thông tin được tạo ra bởi những thực thể có tính độc lập. Tuy nhiên khi mà các thực thể tạo ra thông tin là thành viên hay bộ phận của một tổ chức đơn vị hành chính hệ thống kỹ thuật . thì nguồn gốc thông tin ở cấp độ tổ chức mà thực thể tạo ra nó là một thành viên hay bộ phận lại không được chứng thực. Hiện tại có thể chưa được đặt ra yêu cầu có tính cấp thiết về vấn đề này nhưng trong một tương lai không xa khi Chính phủ điện tử và Thương mại điện tử cùng với hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đã phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu ứng dụng chữ ký số với các yêu cầu đặt ra như thế sẽ là tất yếu. Xuất phát từ thực tế đó NCS đã chọn đề tài Nghiên cứu phát triển các lược đồ chữ ký sô tập thể với mong muốn có những đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ chung của đất nước. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm - Cơ sở của các hệ mật khóa công khai và các lược đồ chữ ký số. - Nguyên lý xây dựng các hệ mật khóa công khai và lược đồ chữ ký số. - Các mô hình ứng dụng mật mã khóa công khai và chữ ký số. Phạm vi nghiên cứu của Luận án bao gồm - Các chuẩn chữ ký số DSS của Hoa Kỳ và GOST của Liên bang Nga và các cơ sở toán học liên quan. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án bao gồm - Đề xuất mô hình ứng dụng chữ ký số nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra khi triển khai một Chính phủ điện tử trong thực tế xã hội áp dụng phù hợp cho đối tượng là các tổ chức cơ quan hành chính các doanh nghiệp . - Phát triển một số lược đồ chữ ký số có độ an toàn và hiệu quả thực hiện cao theo mô hình đã đề xuất. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phát triển một số lược đồ cơ sở dựa trên các chuẩn chữ ký số được đánh giá có độ an toàn và hiệu quả thực hiện cao. - Xây .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN