tailieunhanh - Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê

Sử Trung Quốc của tác giả Nguyễn Hiến Lê trình bày về lịch sử Trung Hoa. Có thể nói đây là một tác phẩm lớn cuối đời của ông, vì ông đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian cho công trình này. Qua tác phẩm, tác giả giúp chúng ta tìm hiểu về toàn bộ lịch sử Trung Quốc, nhất là giai đoạn hiện đại, một cách đầy đủ hơn. Dựa vào những tài liệu tương đối mới; đặc biệt là tham khảo tác phẩm các học giả, sử gia Tây phương và Trung Quốc, ông đã phác họa được một toàn cảnh lịch sử Trung Quốc từ thời huyền sử tới hiện đại và tận đến năm 1982. Mời bạn đọc tham khảo. | Sử Trung Quốc Nguyễn Hiến Lê Sử Trung Quốc Tác giả Nguyễn Hiến Lê Thể loại Trung Hoa Website http Date 07-December-2012 Trang 1 397 http Sử Trung Quốc Nguyễn Hiến Lê Tựa - NĂM 1979 viếì xong cuốn Kinh Dịch một tổng hợp Trung triết thời Tiên Tần tôi tính chấm dứt công việc biên khảo để viếd hồi ký rồi nghỉ ngơi đã gần thất tuần rồi. Năm 1981 bộ Hồi ký viếd xong tôi sắp đặt lại các tủ sách ở Sài Gòn và Long Xuyên không ngờ có tới non năm chục cuốn về lịch sử văn minh Trung Hoa. Tôi lấy ra đọc lại hế t mượn thêm được của bạn 6 -7 cuốn nữa và cũng như trên ba chục năm trước khi tìm hiểu văn học Trung Quốc tôi vừa đọc vừa ghi chép và rốt cuộc viếd thành bộ sử này ngoài dự định của tôi. Trung Hoa ngày nay lớn gần bằng cả châu Âu dân số trên một tỉ 1 phần 5 dân số thế giới có truyền thống trọng sử từ thế kỷ thứ VIII trước Tây Lịch đời Tuyên Vương nhà Chu đã có tín sử và từ đó đời nào cũng có những sử quan chép sử kỹ lưỡng có công tâm cho nên tài liệu về sử của họ nhiều vô cùng rất có giá trị. Bốn năm chục cuốn tôi được đọc chỉ như một bụi cây trong một khu rừng rộng có thấm gì đâu cho nên tôi phải hạn chế sự tìm hiểu của tôi. Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc infiniment originale Guillermaz tuy ra đời sau vài nền văn minh khác Ai Cập Lưỡng Hà. nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng năm trước nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân cuối nhà Thương và nhà Chu đã giỏi về nông tang đồ đồng có một tổ chức xã hội chặt chẽ một tôn giáo có tính cách xã hội thờ Thượng đế thần xã tắc cha mẹ. rất ít mê tín một vũ trụ quan duy vật thuyếd âm dương và một lối chữ tượng hình hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được mà sự thực trong non năm nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong thế giới của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á. Văn minh đó truyền bá lần lần ra các miền chung quanh mà không phải dùng tới võ

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.