tailieunhanh - Đoán Án Kỳ Quan

Tham khảo sách 'đoán án kỳ quan', giải trí - thư giãn, truyện kiếm hiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Đoán An Kỳ Quan Tác giả Nhiều Tác Giả Thể loại Trung Hoa Website http Date 19-October-2012 Trang 1 219 http Đoán Án Kỳ Quan Nhiều Tác Giả Giới thiệu Dựa trên nhiều tài liệu xuất bản tại Trung Quốc có tham khảo các trước tác của những tác giả văn học nổi tiếng dưới thời Minh Thanh Trung Quốc . Đoán án kỳ quan là tên gọi chung một tập hợp những truyện phá án và xử án nổi tiếng nằm rải rác trong các sách cổ của Trung Quốc. nhất là ở hai triều đại Minh và Thanh. Về thể loại văn học những truyện này được gọi là tiểu thuyết công án . Tiểu thuyết công án ở Trung Quốc có nguồn gốc rất xa xưa bắt đầu từ những ghi chép ngắn trong sử truyện về sử có từ thời Tiên Tần Lưỡng Hán 206 - 220 . Tới tiểu thuyết bút ký trước đời Đường và đời Đường 618 - 907 tác phẩm về đề tài công án đã chiếm một tỉ lệ khả quan để rồi chín muồi hơn ở truyền kỳ đời Đường. Sang đến đời Minh và đời Thanh. tiểu thuyết công án tăng trưởng rất mạnh về mặt số lượng. về chất lượng cũng được nâng cao rõ rệt. Tiểu thuyết công án không chỉ có trong các tập truyện ngắn nổi tiếng xưa nay như các tập Du thế minh ngôn Cảnh thế thông ngôn Tỉnh thế hằng ngôn được gọi tắt là Tam ngôn Phách án kinh kỳ Nhị khắc phách án kinh kỳ gọi tắt là Nhị phách . Tham hoán báo Thập nhị lâu. . mà còn có hẳn những tập truyện chuyên viết về đề tài công án như Bao Công án Địch Công án. Long Đồ công án . Cho đến giữa đời Thanh tiểu thuyết công án có thêm sắc thái mới đó là hợp dòng với tiểu thuyết võ hiệp như các truyện dài ở Bành Công án Tam hiệp ngũ nghĩa. . Sự phát triển của tiểu thuyết công án cho thấy thể loại này ngày một có địa vị đáng kể trong văn học Trung Quốc. Từ nhiều mặt của cuộc sống tiểu thuyết công án đã phản ánh cuộc đấu tranh giằng co quyết liệt giữa cái ác và cái thiện giữa tội ác và pháp luật cho thấy tội ác dù tinh vi xảo trá đến mức nào thì cuối cùng bị pháp luật trừng trị. Ở đó đạo đức truyền thống của phương Đông như chính nghĩa công bằng nhân hậu .