tailieunhanh - Ngộ độc hữu cơ

Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên cây lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông, đặc biệt là vùng sản xuất lúa 3 vụ, do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy bị vùi lắp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol, axit hữu cơ gây độc cho cây lúa, cây lúa bị nhiễm ngộ độc hữu cơ thường sinh trưởng, phát triển kém và cho năng suất thấp. | Ngộ độc hữu cơ Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên cây lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông đặc biệt là vùng sản xuất lúa 3 vụ do rơm rạ tàn dư thực vật của vụ trước chưa kịp phân hủy bị vùi lắp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc phênol axit hữu cơ gây độc cho cây lúa cây lúa bị nhiễm ngộ độc hữu cơ thường sinh trưởng phát triển kém và cho năng suất thấp. Nguyên nhân Để tranh thủ lịch thời vụ rơm rạ gốc rạ của vụ trước chưa được xử lý như đốt hoặc lấy rơm rạ ra khỏi ruộng mà cày vùi trong đất tiến hành sạ lúa trên đất có thời gian nghỉ giữa hai vụ quá ngắn quá trình phân hủy rơm rạ trong điều kiện yếm khí sẽ làm pH đất giảm thấp do sản sinh ra các acid hữu cơ hydrosulphite H2S ethylen làm rễ lúa bị thối đen lá vàng vọt cằn cõi có thể chết nếu nặng. Các khí H2S và acid hữu cơ cũng làm cản trở sự hấp thu dưỡng chất của rễ làm cây lúa suy yếu dễ mẫn cảm với các bệnh cơ hội khác. Bên cạnh đó trong điều kiện yếm khí các khí CO2 H2 CH4 và N2 sẽ được sản sinh ra kèm theo những thay đổi điện tử sự bất động và tổng hợp. Do các chất như đạm đường bị các vi sinh vật yếm khí biến thành acid hữu cơ như acid acetic acid propionic acid butyric và sau cùng thành CH4 bởi sự phân giải của nhóm vi khuân hóa metan là Methanobacterium barkerii và M. omelianskii. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng vụ Đông Xuân có khoảng 60 - 70 phần gốc rạ còn lại trên ruộng sau khi thu hoạch đây là rơm rạ tươi và sẽ phân hủy khi đất bị ngập nước và tạo ra sự biến động của nhiều tiến trình sinh hóa gây độc đến cây lúa. Ngộ độc acid hữu cơ là nguyên nhân làm chồi lúa bị lùn yếu ớt chậm phát triển trong quá trình lúa bị ngộ độc acid hữu cơ vẫn đến làm cho bụi lúa ít chồi. Triệu chứng Triệu chứng của bệnh do ngộ độc hữu cơ xuất hiện lúc lúa 15 ngày sau sạ tỉ lệ rễ bị thối sẽ tăng dần đặc điểm để nhận biết cây lúa phát triển kém ít nở bụi khi nhổ cây lúa lên thì thấy đất có màu rất đen và bộ rễ bị thối đen do rễ không hút được dưỡng chất nên bộ lá ngả sang màu vàng từ chóp lá xuống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN